Các giải pháp đối với nhà quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 88 - 90)

2.3.2.2 .Nguyên nhân của những hạn chế

3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị

3.2.3. Các giải pháp đối với nhà quản lý

Một là, tạo sân chơi bình đẳng và tăng khả năng hấp thụ vốn đầu tư gián tiếp

nước ngoài một cách hiệu quả.

Rõ ràng, khả năng thẩm thấu vốn đầu tư gián tiếp của khối các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hố cịn rất mỏng trong khi đây lại là khu vực có tiềm năng nhất. Vì thế, muốn tăng khả năng hấp thụ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi phục vụ phát triển kinh tế, khơng có cách nào khác là phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, phải mạnh dạn bán cổ phần rộng rãi kể cả cho các nhà đầu tư nước ngoài để vừa thu hút vốn từ bên ngồi, vừa là tiền đề để cải thiện tình trạng lãng phí, trì trệ, kém hiệu quả của khối doanh nghiệp này. Song song với việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, cần phải có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và phát triển hoạt động giao dịch thứ cấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây sẽ là kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài chủ chốt trong tương lai khi thị trường chứng khoán của Việt Nam phát triển hơn. Bởi, ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngồi là cổ phiếu của các cơng ty niêm yết, đặc biệt là các loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Thị trường chứng khốn phát triển, sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, quy mơ lớn về giá trị thị trường và tính thanh khoản cao của các loại chứng khốn hàng hóa chắc chắn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi. Đó được xem là cầu nối hết sức quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngồi có thể nhanh chóng tiếp cận được vốn trên thị trường đầu tư tiềm năng của Việt Nam. Đối với khu vực doanh nghiệp ngồi Nhà nước, để có thể tăng khả năng hấp thụ vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong dài hạn, cần thiết phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển không những cả về số lượng, quy mô mà cịn cả về trình độ quản lý, kỹ năng giao thương và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đây cũng đồng thời là xu hướng tất yếu khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Để điều tiết được sự di chuyển của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi, người ta có thể áp dụng một loạt các chính sách khác nhau từ điều tiết tỷ giá hối đoái, thắt chặt tài chính và kiểm sốt vốn cho tới việc điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng và xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin về sự di chuyển vốn nước ngoài ra và vào trong nước, bằng các biện pháp hành chính hoặc mang tính thị trường hoặc kết hợp cả hai. Việt Nam cần thận trọng trong việc thiết lập một hình thức điều tiết cụ thể (có thể là cơng cụ tỷ giá, có thể là công cụ thuế...), song cần tránh gây ra sự hiểu lầm để dẫn đến việc nhà đầu tư rút vốn ồ ạt, gây bất ổn cho thị trường tài chính.

Ba là, tăng cường an ninh của hệ thống tài chính

Cần tăng cường sự vững chắc của hệ thống tài chính trong nước đảm bảo có khả năng chống chọi những rủi ro, bất ổn gây ra từ các dòng vốn này thông qua việc tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia, nâng cao chất lượng các khoản đầu tư và chất lượng tài sản, phát triển các sản phẩm và các dịch vụ thị trường. Muốn vậy, cần tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khốn trong việc quản lý các dịng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp kiểm sốt các dịng vốn vào và dịng vốn ra trong những trường hợp cần thiết nhằm giảm áp lực đối với tỷ giá thực tế, đối phó với các biểu hiện méo mó của thị trường tài chính hoặc giảm tính dễ dịch chuyển của vốn gây mất ổn định kinh tế. Ngoài ra, việc quản lý rủi ro, bảo vệ tài sản khách hàng, tăng cường năng lực quản trị công ty, quản lý các nhà đầu tư quốc tế cũng như năng lực của hệ thống quản lý nhằm đảm bảo khả năng giám sát và can thiệp khi cần thiết là những điều rất quan trọng cho việc đảm bảo an toàn của thị trường. Các biện pháp nêu trên liên quan đến nhiều lĩnh vực từ hồn thiện khn khổ pháp lý, đến ban hành thể chế, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát... Để thu hút có hiệu quả đầu tư gián tiếp nước ngoài, và quản lý được nguồn vốn này cần sự nỗ lực cao của nhiều Bộ, ngành trên cơ sở nhận

thức rõ rằng: hiệu quả của đầu tư gián tiếp nước ngồi ln đi kèm những thách thức nảy sinh từ chính đầu tư gián tiếp nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)