Chủ trương của Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 44 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khốn

2.2.1.1. Chủ trương của Nhà nước Việt Nam

Trong quá trình hội nhập và đổi mới nền kinh tế, ý thức vai trị của thị trường tài chính, ngày 20/07/2000, Chính phủ Việt Nam cho ra đời thị trường chứng khoán bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 với hai cổ phiếu và số ít trái phiếu chính phủ được niêm yết, tạo thị trường thứ cấp chính thức cho hoạt động giao dịch chứng khốn. Năm 2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động đã cung cấp thêm nhiều hàng hóa và nâng cao tính năng động cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Giai đoạn này, Chính phủ chủ trương tháo gỡ rào cản để dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy tự do theo điều tiết của thị trường và của Chính phủ. Điều này được thể hiện qua một loạt quyết định quan trọng như

- Nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngồi, theo đó được nắm giữ tối đa từ 30% lên 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc một quỹ đầu tư chứng khốn, đã kích thích thị trường chứng khoán phát triển hơn.

- Nhà đầu tư nước ngồi khơng bị giới hạn thời gian chuyển vốn ra khỏi Việt Nam sau khi đã chuyển vốn vào Việt Nam để thực hiện mua bán chứng khoán, chỉ cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Nhà đầu tư nước ngồi có thể mở tài khoản giao dịch chứng khốn bằng đồng Việt Nam tại công ty chứng khốn mà khơng cần phải là thành viên lưu ký nước ngoài.

- Quyết tâm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 2000 có 582 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thì đến 31/12/2006 cả nước đã cổ phần hóa được 3782 doanh nghiệp, chỉ tính riêng năm 2005 thực hiện cơ chế cổ phần hóa theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã có 967 đơn vị được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tính đến hết năm 2006, trong tổng số 57 doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch tại các Trung tâm giao dịch chứng khốn thì có tới 49 doanh nghiệp được hình thành từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với tổng số vốn điều lệ đăng ký giao dịch, niêm yết trên 9.100 tỷ đồng.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hình 2.5: Sớ lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)