2.3.2.2 .Nguyên nhân của những hạn chế
3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện về mặt luật pháp
Một là, tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ để thu hút và quản lý
nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Việc ban hành các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về đầu tư gián tiếp nước ngoài, trước hết là thể chế đầu tư gián tiếp nước ngoài liên quan đến thị trường tài chính nói chung và đến nhà đầu tư nước ngồi nói riêng phải được chuẩn hóa với một mơi trường đầu tư thơng thống, minh bạch, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư cũng như các chủ thể liên quan. Ngồi ra, cần tiến hành rà sốt, hoàn chỉnh các quy định hiện hành, so sánh với các quy định của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các quy định của Tổ chức thương mại thế giới cũng như những cam kết song phương và đa phương của Việt Nam nhằm đảm bảo một hành lang pháp lý an toàn, ổn định và dài hạn, tạo điều kiện tốt cho các dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào thị trường trong nước. Thiết lập các quy định cụ thể về mua bán, sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp; quy định về việc chuyển nhượng vốn và dự án giữa các nhà đầu tư; quy định về việc chuyển đổi từ hình thức đầu tư gián tiếp sang đầu tư trực tiếp với sự tham gia quản lý điều hành của nhà đầu tư nước ngoài;
quy định về thủ tục phá sản, tái cấu trúc doanh nghiệp; quy định về quản lý ngoại hối và mức độ tự hóa tài khoản vốn; quy định về việc kiểm soát các nguồn vốn vào và ra trong những tình huống đặc biệt... Đó là những quan hệ kinh tế chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá trình thu hút và hoạt động của các luồng vốn đầu tư gián tiếp ở nước ta. Vì vậy, cần phải được thể chế hóa bằng luật pháp càng sớm càng tốt.
Hai là, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến khuyến khích đầu
tư nước ngồi và đầu tư nói chung nhằm thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn. Bao gồm:
- Nới lỏng, tối đa hóa mức khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam hoạt động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn trực tiếp nước ngoài; mở rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỷ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. Nói cách khác, tiếp tục giảm nhanh các doanh nghiệp và lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp), trong đó có lĩnh vực dịch vụ trình độ cao như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, điện lực, hàng không, công nghệ thơng tin và báo chí, điện ảnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn và giảm thiểu tỉ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước cũng như của các nhà đầu tư sáng lập trong các doanh nghiệp này.
- Rà sốt điều chỉnh, hồn thiện các quy định liên quan về việc chuyển đổi giữa các loại hình, phương thức đầu tư gián tiếp - trực tiếp, công ty trách nhiệm hữu hạn - cơng ty cổ phần...) một cách thuận tiện, nhanh chóng; về các quy định thủ tục mua - bán, sáp nhập doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp; về việc chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư trong đó có sự chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài .
- Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt trước hết là chính sách thuế và giảm chi phí đầu vào, chi phí vận hành để phát triển các cơng ty cổ phần đa sở hữu tổ chức theo quy mơ tập đồn kinh tế, cơng ty mẹ - con, hoạt động xuyên quốc gia và các quỹ đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đại chúng, các quỹ đầu tư có vốn nước ngồi... Đảm bảo sự liên thơng và hội nhập các định chế và quy tắc, tiêu chuẩn vận hành, chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam với các yêu cầu, tiêu chuẩn và xu hướng hoạt động chung của thị trường vốn khu vực, quốc tế.