Giai đoạn 2013 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 56 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khốn

2.2.3. Giai đoạn 2013 – 2016

2.2.3.1. Chủ trương của Nhà nước Việt Nam

Kết thúc năm 2012, trong bối cảnh vĩ mơ có những tín hiệu tích cực hơn, lạm phát được kiểm sốt, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đặc biệt là lộ trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn trung tâm của việc thực hiện Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khốn và doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo kì vọng về sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cho những năm

tiếp theo. Chính phủ Việt Nam tiếp tục chủ trương thu hút đồng thời quản lý đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khốn:

- Tiếp tục đơn giản hóa hàng loạt thủ tục cho dịng vốn ngoại chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam, giảm thủ tục hành chính liên quan tới lý lịch tư pháp đối với nhà đầu tư nước ngồi là cá nhân, tài liệu cần được pháp hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và thời gian cấp mã số giao dịch chứng khoán. - Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối 2013

- Cho phép nhà đầu tư nước ngồi được đầu tư khơng hạn chế vào các công ty đại chúng khơng thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp…

- Giúp các cơng ty quản lý quỹ có thêm kênh tiếp cận với khách hàng, từ đó cải thiện khả năng huy động vốn cho thành lập các quỹ mở mới.

- Tiếp tục chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Nguồn: doimoidoanhnghiep.chinhphu.vn

Hình 2.10: Sớ lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa (2013 – 2016)

Giai đoạn 2013-2015, số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa vẫn tiếp tục tăng, năm sau nhiều hơn năm trước. Tuy nhiên, tới năm 2016, mới có 56 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa.

2.2.3.2. Cơ sở pháp lý

Thơng tư số 213/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 06/12/2012 thay thế cho Quyết định 121/2008/QĐ-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước

ngồi trên thị trường chứng khốn. Năm 2015, Thông tư số 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời thay thế cho Thông tư số 213/2012/TT-BTC.

Ngày 18/03/2013, Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11

Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.

Ngày 12/03/2014, Thông tư số 05/2014/TT-NHNN thay thế Thông tư số 03/2004/TT-NHNN ngày 25/5/2004 của Ngân hàng nhà nước ra đời, hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Quyết định số 578/QĐ-UBCK ngày 04/08/2014 ban hành kèm theo Quy chế hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng Hệ thống công bố thông tin (IDS) của UBCKNN

Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) của doanh nghiệp nhà nước.

Ngày 26/11/2014, Luật đầu tư số 67/2014/QH13 thay cho Luật đầu tư 2005 được ban hành.

Văn bản số 2660/BTC-UBCK ngày 26/02/2015 hướng dẫn chi tiết một số vấn đề liên quan đến thối vốn thơng qua đấu giá cổ phần và việc niêm yết, đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 của Chính phủ quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.

Ngày 26/6/2015, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP được ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn.

Thơng tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18/8/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam

Thơng tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ về chứng khốn phái sinh và thị trường chứng khốn phái sinh.

Ngày 20/1/2016, Thơng tư số 15/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở ra đời với nhiều nội dung mới, có hiệu lực từ ngày 15/3/2016.

2.2.3.3. Thực trạng

Năm 2013, kết thúc phiên giao dịch 9/12, chỉ số VN Index đạt 511,23 điểm, tăng 97,5 điểm (23%) so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2012 (VN Index đạt 413,73 điểm tại phiên 28/12/2012). Trong khi đó, tính đến hết năm 2013, chỉ số HNX Index trên SGDCK Hà Nội cũng tăng gần 19% so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2012. Kết quả trên đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong Top 10 thị trường chứng khốn có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong năm 2013.

Dưới đây là tổng kết giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi trên Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội và Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh giai đoạn 2013- 2016.

Bảng 2.4: Quy mô khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2013 – 2016

Năm Tồn thị

trường Mua

Tỷ trọng

(%) Bán

Tỷ trọng

(%) Mua – Bán KHỚI LƯỢNG GIAO DỊCH (triệu cổ phiếu)

2016 10.240 329,67 3,22 277,76 2,71 51,91 2015 10.372 293,188 2,83 202,88 1,96 90,308 2014 15.989 363,307 2,27 268,15 1,68 95,157 2013 9.990 332,12 3,32 243,11 2,43 89,01 GIÁ TRỊ GIAO DỊCH (tỷ đồng) 2016 113.131 4.881 4,31 4.027 3,56 854 2015 122.139 4.497 3,68 3.212 2,63 1.285 2014 186.833 6.173 3,3 5.063 2,71 1.110 2013 76.959 3.476 4,52 2.187 2,84 1.289

Bảng 2.5: Quy mô khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2016

Năm Tồn thị trường Mua Tỷ trọng % Bán Tỷ trọng % Mua – Bán

KHỚI LƯỢNG GIAO DỊCH (triệu cổ phiếu)

2016 3.226,77 2.411,71 7,47 2.622,90 8,13 -211,19 2015 28.213,1 3 2.273,64 8,08 2.084,81 7,41 188,83 2014 30.500,5 6 1.932,37 6,35 1.728,44 5,68 203.93 2013 16.078,0 5 1.306,74 8,13 1.218,67 7,58 88,07 GIÁ TRỊ GIAO DỊCH (tỷ đồng) 2016 602.026, 24 89.109,45 14,80 97.084,02 16,13 -7.974,57 2015 487.406, 95 68.244,8 2 14,16 66.320,15 13,76 1.924,67 2014 536.462, 84 68.432,78 12,84 65.589,37 12,30 2.843,41 2013 265.806, 37 44.493,38 17,05 38.983,44 14,94 5.509,94

Nguồn: HOSE, giai đoạn 2013-2016

Năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài mua vào khoảng 1638 triệu cổ phiếu (chiếm 6,28% giao dịch toàn thị trường) và bán ra 1461 triệu cổ phiếu (chiếm 5,6% giao dịch toàn thị trường), tương ứng với giá trị mua đạt khoảng 47,97 nghìn tỷ đồng (chiếm 14% giao dịch toàn thị trường) và giá trị bán đạt khoảng 41,17 nghìn tỷ đồng (chiếm 12,01% giao dịch toàn thị trường).

Từ hai bảng trên cho thấy giai đoạn này nhà đầu tư nước ngồi ln ở trạng thái mua rịng và có khối lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch cao nhất vào năm 2014, riêng năm 2016 trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh ở trạng thái bán rịng. Theo một số nhận định thì sau khi mua rịng 3,4 tỷ USD cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh kể từ năm 2006, đây là lần bán ròng đầu tiên trong vòng 10 năm qua của các nhà đầu tư nước ngồi trên sàn này. Có thể nói sức

hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngồi dường như đang giảm xuống. Với mức vốn hóa 71,3 tỷ USD, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường chứng khoán nhỏ nhất trong khu vực. Giá trị giao dịch hàng ngày trên sàn TP.Hồ Chí Minh trong năm 2016 vào khoảng 106 triệu USD, bằng chưa đầy 1/4 so với thị trường Malaysia hay Indonesia. Dù chỉ số VN-Index đang ở gần mức cao nhất trong vịng 8 năm qua nhưng cơng ty chỉ số chứng khốn tồn cầu MSCI Inc. vẫn chưa đưa Việt Nam từ địa vị thị trường sơ khai lên thị trường mới nổi.

Ngồi quy mơ vốn đầu tư, thì số lượng nhà đầu tư nước ngồi tham gia thị trường chứng khốn Việt Nam cũng khơng ngừng gia tăng.

Nguồn: Trung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam

Hình 2.11: Sớ lượng nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2013 – 2016)

Năm 2013, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 16.731 nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có 2.270 nhà đầu tư tổ chức và 14.461 nhà đầu tư cá nhân. Thời gian trước khi nhắc đến nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư đều chỉ nghĩ đến các cổ phiếu bluechips có vốn hóa lớn mới được chọn, tuy nhiên kể từ đầu năm 2013 đã xuất hiện làn sóng các quỹ smallcap và midcap chú trọng tìm các cổ phiếu đang bị thị trường đánh giá sai và giao dịch dưới giá trị sổ sách và do đó cơ hội đến với nhiều cơng ty trên thị trường hơnTính đến hết tháng 4/2016, đã có tổng cộng 19.016 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao

dịch chứng khốn tại Việt Nam, trong đó có 2.908 nhà đầu tư tổ chức và 16.108 nhà đầu tư cá nhân tăng 16% so với năm 2015, trong đó đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức đã tăng 66%, nhiều tổ chức tài chính quốc tế lớn có uy tín đã tham gia sở hữu các doanh nghiệp niêm yết, bao gồm cả các cơng ty chứng khốn, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm,v.v…

Năm 2011, hai quỹ FTSE Vietnam Index ETF, Market Vectors Vietnam ETF) đã góp phần huy động lên tới 150 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, nhưng năm 2012 giảm xuống còn hơn 80 triệu USD (FTSE Vietnam ETF thu hút 28,5 triệu USD và Market Vectors Vietnam ETF thu hút được 52,24 triệu USD). Đến năm 2013 – 2014, nhà đầu tư nước ngồi có động thái rút vốn tại các quỹ này, tuy nhiên quy mô rút vốn khơng lớn. Tính bình qn cả năm thì hai quỹ ETF trên vẫn duy trì trạng thái vào rịng, trong đó tính riêng năm 2013, quỹ Market Vectors Vietnam ETF đã tiếp nhận tổng cộng 66,88 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, con số này tiếp tục tăng trong quý I/2014, đạt 83,37 triệu USD.

Trong nước, hai Quỹ ETF nội địa đầu tiên là VFMVN30 ETF của Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam, mô phỏng chỉ số VN30 của Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và quỹ ETF SSIAM HNX30 ETF của Công ty Quản lý quỹ SSI, mô phỏng chỉ số HNX30 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng được đưa vào hoạt động từ năm 2014 đến nay. Mặc dù quy mô vẫn khá khiêm tốn so với quỹ nước ngoài nhưng đây cũng được cho là bước đệm trong quá trình phát triển loại hình quỹ đầu tư vẫn cịn khá mới mẻ này tạy Việt Nam.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xu thế thành lập quỹ mở đã bắt đầu phát triển những năm gần đây khi thị trường chứng khốn bắt đầu có tín hiệu phục hồi. Đặc biệt là sau khi Nghị định 183 ra đời vào cuối năm 2012 đã cho phép thành lập quỹ mở tại Việt Nam. Đối với các quỹ nội, đi đầu là Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam với các VF1 và VF4 được chuyển sang quỹ mở vào năm 2013. Kế đến là Công ty Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) đơn vị đang quản lý khoảng 6.600 tỷ đồng tổng tài sản của các nhà đầu tư dưới dạng quỹ, danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư đã cho ra đời quỹ SSI – SCA vào năm 2014, hiện quỹ này có giá trị tài sản rịng khoảng

137,5 tỷ đồng. Ngoài ra, VCBF cũng ra mắt Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược VCBF, VCSC cũng ra mắt Quỹ đầu tư cân bằng Bản Việt, Manulife AM quản lý Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife... Năm 2016, thị trường đón nhận thêm 2 quỹ nội đăng ký giao dịch là quỹ mở trái phiếu BVBF của Bảo Việt Fund.

Tuy nhiên, tình trạng thối vốn khỏi thị trường của Quỹ đầu tư nước ngoài thời gian qua đã tác động rất lớn tới tâm lý các nhà đầu tư nội, vốn đang hào hứng trong giai đoạn này. Đặc biệt, hiện tượng một số quỹ đầu tư ngoại rút ra đầu tư vào các cổ phiếu bluechips hàng đầu sẽ tác động trực tiếp đến xu hướng của thị trường.

Đầu tiên phải kể đến Quỹ đầu tư Red River Holding (RRH), bắt đầu thoái vốn từ ngày 09/09/2016 khi bán thành công hơn 3,6 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần FPT (FPT). Sau đợt thối vốn này, RRH khơng cịn là cổ đông lớn của FPT nữa khi tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,38% (tương đương với 24,7 triệu cổ phiếu) xuống còn 4,58% (tương đương 21 triệu cổ phiếu). Trước đó, Quỹ này cũng đã bán 2 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) và chuyển nhượng hơn 3 triệu cổ phiếu cho công ty con tại Thủy Sản Minh Phú (MPC)…

Tiếp đến là Quỹ MeKong Enterprise Fund II LTD (MEF II) cũng đã tiến hành bán hơn 2,7 triệu cổ phiếu MWG của công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động từ ngày 21/9 đến ngày 20/10. Dự kiến, nếu đợt thối vốn này thành cơng, ước tính MEF II sẽ thu về trên 360 tỷ đồng. Cùng với đó, quỹ này cũng sẽ tiến hành thối vốn tại một số công ty lớn như Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn FPT, CTCP Đầu tư Nam Long (NLG)…

Dragon Capital cũng thông báo về việc quỹ này đã bán ròng 200.000 CP HPG của Tập đồn Hịa Phát, giao dịch đã kết thúc vào ngày 13/09/2016. Tổng số cổ phần HPG do Dragon Capital quản lý từ 7 nhóm quỹ đầu tư đã giảm từ 42,2 triệu cổ phần xuống còn 42 triệu cổ phần. Như vậy, sau ngày giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital đã giảm từ 5,01% xuống còn 4,98%. Với tỷ lệ này, quỹ Dragon Capital sẽ khơng cịn là cổ đơng lớn tại Hịa Phát.

Việc thối vốn khỏi HPG khơng chỉ diễn ra với Dragon Capital mà còn ở nhiều quỹ khác như Deutsche Bank, Private Equity New Markets II K/S, Vina

Capital.. Tính từ đầu năm đến nay, tổng số cổ phiếu các quỹ này thoái khỏi HPG đã lên đến 14,3 triệu CP.

Tiếp đến là quỹ ASPL V6 Ltd cũng đã thoái 1,7 triệu cổ phiếu NLG xuống còn 3,9 triệu cổ phần tương đương với 2,75% tỷ lệ sở hữu. Trước đó, ASPL V6 Ltd là một trong các cổ đông lớn của NLG với mức sở hữu lên đến gần 15,6 triệu cổ phiếu NLG, tương ứng 16,32% vốn.

Theo thơng lệ, việc thối vốn của các quỹ ETF trên thị trường trong thời gian vừa qua là theo chu kỳ hoạt động kinh doanh của các quỹ này. Giai đoạn tháng 9 thường là lúc các quỹ ETF rút rịng hoặc có mua thì cũng chỉ mua nhẹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 16/9, các quỹ ETF đã hoàn tất hoạt động tái cơ cấu danh mục và đây là đợt cơ cấu mạnh mẽ nhất của các quỹ ETF trong vài năm qua. Giá trị bán ròng của khối ngoại trong phiên cuối cùng đã lên đến 1.500 tỷ đồng, nhưng dòng tiền trong nước vẫn hấp thụ khá tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)