Thực trạng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 43 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán

cũng như vượt qua từng giai đoạn khó khăn.

Hai Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ khi ra đời đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, xu hướng hợp nhất các Sở giao dịch chứng khoán đã diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trong những năm qua, nên việc hợp nhất HNX và HOSE để thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng là tất yếu để hướng đến lợi ích tổng thể cao hơn cho toàn thị trường, thúc đẩy thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, nâng tầm để hội nhập. Bên cạnh đó, với nền tảng hạ tầng công nghệ phát triển như hiện nay, việc tồn tại song song hai Sở giao dịch chứng khoán gây nên sự lãng phí về nguồn lực xã hội, hiệu quả hoạt động khi hệ thống giao dịch, hệ thống quy trình, quy chế không đồng bộ. Theo Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, trong bốn trụ cột tái cấu trúc thì đến nay ba trụ cột gồm: hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán đã cơ bản hoàn tất, trụ cột tái cấu trúc tổ chức thị trường đến nay chưa triển khai được.

Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), năm 2016 đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động của VSD. Trong thời gian qua, VSD đã không ngừng nỗ lực để cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch; đảm bảo cho hệ thống thanh toán chứng khoán quốc gia vận hành an toàn, bảo mật, giúp thị trường chứng khoán hoạt động thông suốt, hiệu quả, khẳng định vai trò không thể thiếu của VSD trên thị trường chứng khoán.

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứngkhoán Việt Nam khoán Việt Nam

Trước năm 2000, khi thị trường chứng khoán chưa ra đời tại Việt Nam, theo Quyết định 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/06/1999 và Thông tư 132/TT-BTC ngày 15/11/1999, các nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép mua cổ phần của một công ty sau khi công ty đó được cổ phần hóa với tổng số giá trị cổ phần không vượt

quá 30% vốn điều lệ của công ty, trong trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần vượt quá 30% số vốn điều lệ của công ty thì tổ chức đấu giá. Giai đoạn này, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đều thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài, hoạt động dưới hình thức Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo giấy phép do Bộ Thương mại cấp.

Kể từ sau năm 2000, khi thị trường chứng khoán chính thức ra đời ở Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu xuất hiện và phát triển theo thời gian. Ý thức được đây là kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để cải thiện tình hình thu hút qua từng giai đoạn.

Dựa vào kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến nay thể hiện qua quy mô nguồn vốn thu hút được, có thể chia thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thành ba giai đoạn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)