Giai đoạn 2007 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 49 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khốn

2.2.2. Giai đoạn 2007 – 2013

2.2.2.1. Chủ trương của Nhà nước Việt Nam

Trải qua năm 2006 với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cũng như gia tăng đột biến dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi, giai đoạn tiếp

theo, Chính phủ Việt Nam chủ trương thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên cơ sở thận trọng.

- Hình thành nhiều sản phẩm đầu tư mới, dịng vốn đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn góp phần làm gia tăng sự tham gia của nhà đầu tư có tổ chức, cải thiện cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn. Và là bước đi phù hợp với nhu cầu thị trường, theo hướng tái cấu trúc thị trường chứng khốn bởi thơng lệ trên thế giới cho thấy hình thức quỹ đóng chỉ tồn tại trong thời gian đầu, khi thị trường tài chính mới hoạt động, sau đó sẽ được thay thế bởi các quỹ mở.

- Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam - Ban hành một loạt thơng tư về thành lập và quản lý Quỹ đóng, Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ hốn đổi danh mục (ETF) góp phần tạo ra một khung pháp lý hồn chỉnh, chặt chẽ theo thơng lệ quốc tế, hình thành những bước đệm vững chắc cho sự hình thành và phát triển của các loại hình quỹ đầu tư mới.

- Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên tình hình kinh tế vĩ mơ biến động mạnh, thị trường chứng khốn ảm đạm đã tác động khơng nhỏ tới tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 2007 đến hết năm 2010, chỉ có 376 doanh nghiệp được cổ phần hóa, năm 2011 con số này cực kỳ ít, chỉ có 12 doanh nghiệp, đến năm 2012 là 13 doanh nghiệp. Đây hầu hết đều là các doanh nghiệp có quy mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp.

Bảng 2.3: Sớ lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa giai đoạn 2007 - 2012

Giai đoạn Số doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp cổ phần hóa

2007 – 2010 376

2011 12

2012 13

2.2.2.2. Cơ sở pháp lý

Khởi đầu giai đoạn này là Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khốn đóng vai trị chủ đạo.

Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 ban hành Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Ngày 15/04/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 55/2009/QĐ-TTg thay thế cho Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg. Tuy nhiên, khơng có sự thay đổi về quy định tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngồi.

Thơng tư số 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2009 hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng.

Quyết định 106/QĐ-UBCK ngày 08/02/2010 quy định hướng dẫn về yêu cầu hệ thống cơng nghệ thơng tin của cơng ty chứng khốn.

Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn 2006.

Thơng tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở ban hành ngày 16/12/2011 là một bộ phận quan trọng trong Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán.

Thơng tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khốn.

Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 213/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 thay thế cho Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC về Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khốn Việt Nam và Thơng tư số 91/2013/TT- BTC ngày 28/06/2013 thay thế cho Quyết định số 124/2008/QĐ-BTC về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khốn nước ngồi, chi nhánh cơng ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

Cũng trong năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành một loạt các Thông tư 224/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 thay thế Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC, Thông tư số 228/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012, Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 lần lượt hướng dẫn thành lập và quản lý Quỹ đóng – Quỹ thành viên, Quỹ đầu tư bất động sản và Quỹ hoán đổi danh mục (ETF).

2.2.2.3. Thực trạng

Giai đoạn 2007-2013 là thời kỳ dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam có diễn biến vơ cùng phức tạp.

Nguồn: Trung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam

Hình 2.8: Sớ lượng nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam (2007 – 2012)

Năm 2007 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam được vận hành với tư cách là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2006, số lượng nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn đã tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006, đạt mốc hơn 8000 nhà đầu tư và dòng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán cũng gia tăng đột biến. Theo thống kê, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường niêm yết năm 2007 đạt khoảng 6 tỷ USD.

Nguồn: Ủy ban chứng khốn nhà nước

Hình 2.9: Quy mơ dịng vớn đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 – 2012

Nhưng sau khoảng thời gian 2006 – 2007 phát triển tích cực thì đến giai đoạn 2008 – 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm liên tục do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn từ tăng trưởng nóng dẫn đến lạm phát cao từ những tháng cuối năm 2007 cùng với tác động từ khủng hoảng tài chính tồn cầu. Thời điểm đó, trước các nhận định khá bi quan của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới và các chuyên gia kinh tế lớn, tâm lý của giới đầu tư không ổn định đã bán tháo cổ phiếu, làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức độ sụt giảm nhiều nhất trên thế giới. VN-Index giảm từ 921,07 điểm (ngày 02/01/2008) xuống còn 399,4 điểm (ngày 30/06/2008), mất 521,67 điểm tương đương giảm 56,64%.

Theo thống kê, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 đã có trên 10.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngồi trong đó gần 900 tài khoản là của các tổ chức, năm 2009 có khoảng 12.439 tài khoản của nhà đầu tư nước ngồi thì 1.151 tài khoản là của các tổ chức và chiếm số lượng đáng kể trong các tài khoản của tổ chức là các quỹ đầu tư. Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 1,5% số nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán, nhưng khối lượng giao dịch lại chiếm tới

20 – 25%. Năm 2008, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam khoảng 336 triệu USD sụt giảm khoảng 6 tỷ USD so với cuối năm 2007, đến cuối năm 2009 là khoảng 71 triệu giảm khoảng 265 triệu USD so với cuối năm 2008.

Đến năm 2010, cùng với dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế thế giới, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam đã có xu hướng tăng trở lại đặc biệt trong 3 tháng cuối năm.Nhà đầu tư nước ngồi đã mua rịng trở lại và dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào Việt Nam đã đảo chiều ngoạn mục, tính đến cuối năm 2010 là 617 triệu USD tăng khoảng 546 triệu USD so với cuối năm 2009.

Tuy nhiên đến năm 2011, tình hình kinh tế thế giới vẫn ảm đạm, tình trạng nợ cơng quá mức đe dọa nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới cùng với những khó khăn cịn tồn tại của nền kinh tế trong nước mà hoạt động thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài dần rút ra khỏi một số lĩnh vực như xây dựng, bất động sản và những ngành chịu tác động tiêu cực từ bất ổn kinh tế vĩ mơ và chính sách thắt chặt của Chính phủ Việt Nam. Tính đến cuối năm 2011, lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi trên trên thị trường chứng khốn Việt Nam chỉ đạt khoảng 42 triệu USD.

Sang năm 2012, kết thúc năm 2011 với nhiều lo lắng, đà giảm tiếp tục trong những tuần đầu tháng 1/2012. Nhưng với sự nỗ lực của Chính phủ bằng các chính sách tác động đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là cam kết giữ ổn định tỷ giá đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn hơn khiến giao dịch trên thị trường tăng trở lại trong những tháng đầu năm. Nhưng các kế hoạch nhằm cải thiện nền kinh tế giai đoạn này chưa có hiệu quả rõ rệt, những bất ổn vĩ mô và sai phạm của một số lãnh đạo trong hệ thống ngân hàng đã tác động đến tâm lý thận trọng và niềm tin của các nhà đầu tư, khiến thị trường giảm sâu. Thị trường chỉ thực sự bùng nổ nhờ sự hỗ trợ tích cực từ các thơng tin vĩ mơ. Theo đó, Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm trần lãi suất tiền gửi và hàng loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản, đặc biệt là hai Đề án xứ lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và thành lập cơng ty quản lý tài

sản được Chính phủ kết thúc thảo luận. Nhờ đó, thị trường kết thúc năm 2012 với tháng 12 tăng điểm khả quan và tạo cho các nhà đầu tư một tâm lý tốt bước vào năm mới 2013, VN-Index tăng hơn 17% so với năm 2011.Kết quả này có sự đóng góp khơng nhỏ của các nhà đầu tư nước ngồi khi liên tục mua ròng hơn 1.300 tỷ đồng. Theo thống kê, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài năm 2012 đầu tư vào Việt Nam đạt 300 triệu USD tăng 25% so với năm 2011.

Có thể thấy, giai đoạn 2007 – 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, nhưng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng mặc dù khơng tăng nhiều cho thấy sự kì vọng vào tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến cuối năm 2012, tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài theo lũy kế hàng năm khoảng 17.000 tài khoản tăng hơn 1.000 tài khoản so với năm 2011, trong đó số tài khoản nhà đầu tư cá nhân là 14.022, số tài khoản nhà đầu tư tổ chức là 1.979. Theo dữ liệu thống kê thì năm 2012 là năm đầu tiên số lượng nhà đầu tư tổ chức được cấp mã giao dịch nhiều hơn nhiều hơn so với nhà đầu tư cá nhân. Có thể thấy, khối ngoại có động thái đặc biệt và khác biệt với nhà đầu tư trong nước, trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngồi ln giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đơng của các nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy, có những lúc nhà đầu tư Việt Nam bán ra thì nhà đầu tư nước ngồi lại mua vào. Vào những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh, khi khơng khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngồi vẫn chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch toàn thị trường.

Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của thị trường chứng khốn, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Trong hai năm 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư nước ngoài mới được thành lập. Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Cơng ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có quy mơ vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một số công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với qui mô vốn lớn như: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (vốn điều lệ lớn nhất thị trường-

110 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (vốn điều lệ 30 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khốn Đơng Á (vốn điều lệ- 30 tỷ đồng). Bên cạnh đó, từ tháng 7/2006 tới tháng 3/2008, có 20 quỹ đầu tư trong nước được thành lập với tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng). Tuy nhiên từ tháng 3/2008, cùng với suy thối kinh tế tồn cầu, bản thân thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống sau thời gian phát triền q nóng khiến các nhà đầu tư nước ngồi cũng thận trọng hơn trong đầu tư quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam, các Quỹ đầu tư liên tục tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện một số quỹ đầu tư chỉ số ETF và hai quỹ FTSE Vietnam Index ETF, The Market Vector Vietnam ETF trở nên quen thuộc với giới đầu tư nội địa, hoạt động có phần ưu thế hơn so với các quỹ đầu tư truyền thống. Ngồi ra cịn có khoảng một chục quỹ ETF ở quy mô nhỏ hơn nhưng cũng thường xuyên giao dịch theo VN-Index. Với đặc điểm đầu tư mô phỏng theo Index, có cơ chế hoạt động như một quỹ mở nên các quỹ đầu tư theo chỉ số là hình thức đầu tư có độ phân tán rủi ro khá tốt.

Qua một số phân tích ở trên, tất cả các yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn từ các nguyên nhân chủ quan hay khách quan trong giai đoạn này đã góp phần làm nên khơng ít sự biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi, nguồn vốn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nhưng đến giai đoạn cuối năm 2012, thị trường đã bắt đầu có tín hiệu khả quan hơn để bước sang một giai đoạn mới sáng sủa hơn cho việc thu hút nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)