7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng thu hút và kiểm sốt vớn đầu tư gián tiếp nước ngoà
2.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu
a) Cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực chứng khoán và hoạt động của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn đã được xây dựng và ban hành theo yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng thị trường chứng khốn cũng như hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Sự ra đời của Luật chứng khốn năm 2006, sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2010 đã làm cho tính chất pháp lý trong hoạt động chứng khốn đã được chuẩn hóa hơn. Những quy định pháp lý rõ ràng hơn và phù hợp với điều kiện thực tế, Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
b) Tạo lập được niềm tin đối với các nhà đầu tư
Thứ nhất, minh bạch thị trường chứng khốn
Việc minh bạch về dữ liệu tài chính doanh nghiệp, dữ liệu vĩ mô, dữ liệu ngành rất quan trọng, là cơ sở tham khảo của các nhà đầu tư trước khi quyết định tham gia thị trường chứng khoán. Trong đó, chất lượng thơng tin được cơng bố của các doanh nghiệp niêm yết là một trong các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc phân bổ danh mục và huy động vốn vào chứng khoán.
Ngày 24/6/2016, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Công ty Cổ phần StoxPlus ký Thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ thông tin, kỹ thuật, tăng cường khả năng thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng như phát triển ổn định, bền vững thị trường chứng khốn nhằm nâng cao uy tín của thị trường chứng khốn Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế, trong đó có việc bao gồm:
- Hỗ trợ công bố thông tin tự nguyện bằng tiếng Anh của các công ty đại chúng theo Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khốn của Bộ Tài chính ban hành ngày 06/10/2015, cơ hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016. Hoạt động này góp phần đáp ứng tiêu chuẩn về việc cơng bố thông tin trong chiến lược nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chí của MSCI (Morgan Stanley Capital International - cơng ty chuyên cung cấp các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư tổ chức ra quyết định đầu tư, chủ yếu là các quỹ hưu trí và các quỹ phịng ngừa rủi ro).
- Phối hợp chuẩn hóa hệ thống thơng tin dữ liệu các cơng ty đại chúng góp phần tăng cường tính minh bạch của hệ thống các cơng ty đại chúng nói chung và cơng ty đại chúng chưa niêm hết, chưa đăng ký giao dịch nói riêng.
- Hỗ trợ hệ thống dữ liệu và thông tin FiinPro Platform của StoxPlus cho Ủy ban chứng khoán nhà nước nhằm phục vụ hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo cũng như hỗ trợ cơng tác quản lý.
- Tăng cường và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh của nhà đầu tư nước ngồi thơng qua hệ thống thơng tin, dữ liệu của Stoxplus cũng như của Nikkei (một tập đồn truyền thơng hang đầu Nhật Bản).
Thứ hai, các biện pháp bảo đảm an tồn vốn
Theo Luật khuyến khích đầu tư, Việt Nam cam kết bảo đảm an tồn, bình đẳng cho các cá nhân, tổ chức đầu tư nước ngoài:
Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, khơng bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.
Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư nước ngồi, việc thanh tốn hoặc bồi thường tài sản thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.
- Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây: lợi nhuận thu được, các khoản tiền lãi, các khoản thu nhập hợp pháp khác.
- Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.
- Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm sốt.
c) Tăng tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, quy định về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngồi bao gồm các tổ chức, cá nhân có thể có nhiều tài sản và thu nhập từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới khơng riêng gì ở Việt Nam. Theo quy định của luật thuế thì nhà đầu tư sẽ phải nộp thuế tại hai nơi là nơi họ có tài sản, thu nhập và nơi cư trú. Điều này nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài bị đánh thuế hai lần trên cùng một tài sản và thu nhập. Điều này làm cản trở hoạt động đầu tư vốn trên thị trường Việt Nam. Do đó các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có ý nghĩa quan trọng, giảm bớt những rào cản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tránh cho các nhà đầu tư không phải nộp thuế hai lần, ngăn ngừa việc phân biệt đối xử về thuế đối với các đối tượng phải nộp thuế, tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào Việt Nam.
Từ năm 1990, Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với nhiều nước, trong đó có một số nước thuộc khu vực châu Á và nhiều nước châu Âu…Việt Nam đã thực hiện không đánh thuế hai lần đối với các các nhân và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thuộc các quốc gia đã ký hiệp định với Việt Nam.
Thứ hai, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nới rộng
Ngày 26/06/2015, Thủ tướng chính thức ký ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn. Nghị định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/09/2015 đã thay đổi về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Trong đó, doanh nghiệp đại chúng khơng rơi vào các trường hợp đặc biệt thì các nhà đầu tư nước ngồi hồn tồn có thể sở hữu 100% cổ phần nếu điều lệ khơng có quy định giới hạn.
Đây là một khoảng cách lớn so với giới hạn tỷ lệ 49% như hiện nay. Điều này cho thấy Việt Nam đang có chính sách thơng thống mở cửa thu hút vốn so với giai đoạn trước. Và từng bước đáp ứng một trong các tiêu chuẩn của tổ chức Morgan Stanley Capital International (MSCI) để nâng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Thứ ba, quy định chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Trước năm 2004, theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Việt kiều và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam khi chuyển thu nhập ra nước ngoài phải nộp một khoản thuế bằng 5% số thu nhập chuyển ra nước ngoài.
Nhưng từ ngày 01/01/2004 thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cả số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần), khi chuyển ra nước ngồi khơng phải nộp thuế. Ngay cả lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003 chuyển ra nước ngồi cũng khơng bị đánh thuế. Điều này góp phần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào Việt Nam.