7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.3.2. Công ty chứng khoán
Từ khi khai trương hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (ngày 20/7/2000) đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng, quy mô cũng như chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán.
Sự phát triển về số lượng của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2016 thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Nguồn:Ủy ban chứng khoán nhà nước
Hình 2.3: Số lượng công ty chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tái cấu trúc công ty chứng khoán được nêu lên như là nhu cầu tất yếu để chấn chỉnh hoạt động của khối doanh nghiệp này. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thực hiện và triển khai áp dụng thông lệ quốc tế mới nhất về quản lý an toàn vốn đối với công ty chứng khoán bằng việc ban hành Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010, sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 09/10/2012 quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Năm 2013, hai thông tư trên được hợp nhất tại Thông tư 09/VBHN-BTC. Căn cứ chỉ tiêu an toàn tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã phân loại các công ty chứng khoán thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%
Nhóm 2: Nhóm hoạt động bình thường gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%
Nhóm 3: Nhóm bị kiểm soát gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%
Nhóm 4: Nhóm bị kiểm soát đặc biệt gồm các công ty hoạt động kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%
Kết quả cuối năm 2013, toàn thị trường còn 90 công ty chứng khoán tiếp tục hoạt động. Giai đoạn 2014-2016 là giai đoạn các công ty chứng khoán tiếp tục tái cơ cấu. Tính đến hết năm 2014, còn 85 công ty chứng khoán. Năm 2016 với việc triển khai quyết liệt đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán, đã xử lý được 24 công ty, số lượng các công ty chứng khoán hoạt động bình thường đã giảm về còn 76 công ty. Số công ty chứng khoán có lỗ lũy kế giảm, vốn chủ sở hữu tăng và đạt khoảng 41.636 tỷ đồng. Hoạt động tái cấu trúc các công ty chứng khoán về vốn, nghiệp vụ kinh doanh, công nghệ, nhân sự… đang tiếp tục được triển khai.