Xu hướng phát triển đầu tư gián tiếp nước ngoài thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 81 - 83)

2.3.2.2 .Nguyên nhân của những hạn chế

3.1.2. Xu hướng phát triển đầu tư gián tiếp nước ngoài thời gian tới

Tác động tiêu cực của đầu tư gián tiếp nước ngồi tới nền kinh tế lại rất lớn, khơng chỉ dừng ở khả năng mua bán, sáp nhập, thơn tính doanh nghiệp, tăng hoạt động đầu cơ mà có thể gây đổ vỡ thị trường tài chính nếu nhà đầu tư đồng loạt rút vốn. Hiện tại, cả hai cơ quan được xem là có chức năng quản lý nguồn vốn này là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đều khẳng định chưa có dấu hiệu xấu, song nhiều chuyên gia kinh tế đã lấy dẫn chứng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu để cảnh báo khả năng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngồi có thể xảy ra bất cứ lúc nào và Việt Nam cần tính đến mọi tình huống để sẵn sàng ứng phó.

Đầu tư nước ngồi mang lại nhiều hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế lâu nay như chúng ta đã thấy nhưng đồng thời cũng là nguy cơ lớn nhất mà chúng ta đang phải đối đầu. Một đặc điểm nổi bật của nguồn vốn này là thường chảy vào rất nhanh và cũng tháo chạy rất nhanh, nên cũng có thể gây tổn thất nặng nề đối với kinh tế các nước sở tại. Sự tháo chạy nhanh chóng của các dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ra khỏi các nước châu Á vào năm khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á - Thái Bình Dương 1997 đã để lại ấn tượng khơng tốt đến các nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu thu hút vốn nên không thể đặt vấn đề khống chế lên hàng đầu mà chỉ quản lý theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho nguồn vốn này chảy vào đúng mạch, đúng chỗ, đúng nơi mình muốn. Khi hệ thống pháp luật và năng lực tài chính chưa đủ, chúng ta vẫn nên thu hút vốn nước ngoài một cách hợp lý.

Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, những cam kết về dỡ bỏ những ràng buộc về mặt pháp lý đang đưa Việt Nam đến gần hơn với thơng lệ quốc tế, nhà đầu tư nước ngồi cũng cảm thấy yên tâm hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Những cải cách gần đây của Việt Nam như cho phép các nhà đầu tư nước

ngoài sở hữu 100% số vốn của các công ty Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán trước đây hạn chế tối đa là 49%) và việc tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế cho các nhà đầu tư nước ngoài đã phần nào tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư ngoài nước.

Thâm hụt thương mại và ngân sách của Việt Nam đang tăng cao, tiềm ẩn những rủi ro lớn. Điều này sẽ trầm trọng thêm nếu thị trường tài chính thế giới tiếp tục bất ổn, dịng vốn nước ngồi có sự đảo chiều. Chính phủ cần xây dựng các cơ chế quản lý, giám sát vốn đầu tư gián tiếp, có các biện pháp quản lý dịng tiền vào ra trên tài khoản vốn và có dự báo chính xác. Đồng thời phải duy trì tốt quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để kịp thời can thiệp khi thị trường có biến động. Dự trữ ngoại hối có tác dụng chống đỡ những cú sốc cho nền kinh tế trong thương mại quốc tế và điều hòa những biến động của các dòng lưu chuyển vốn.

Dịch vụ liên quan đến thị trường vốn ngày một hoàn thiện. Nếu trước đây muốn phát triển thị trường tài chính của Việt Nam thì ngồi những rào cản khác như vấn đề về thể chế, vấn đề nhận thức, thì cịn một rào cản nữa là những dịch vụ tương thích phục vụ cho các giao dịch tài chính cịn thiếu. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam đã có sàn giao dịch chứng khốn, có các dịch vụ của ngân hàng giúp thanh khoản các khoản tiền ngày càng cao, các dịch vụ tư vấn tài chính ngày càng phong phú…Đây là một điều kiện quan trọng giúp thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp.

Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm qua. Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực rất lớn trong công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn trong tương lai tốc độ phát triển và ổn định của Việt Nam sẽ được duy trì.

Các quỹ đầu tư lớn đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Thời gian tới sẽ có hàng loạt các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chuyển sang hoạt động dưới hình thức cơng ty cổ phần.

Tuy nhiên vẫn cịn có một số thách thức đối với việc thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi. Khi thị trường chứng khốn phát triển, cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp sẽ rất lớn. Để thu hút các nguồn vốn này cần nhanh

chóng hồn thiện về khn khổ pháp lý, các định chế về tài chính phải hết sức rõ ràng, mở rộng thêm các điều kiện cho nhà đầu tư nước ngồi được tham gia bình đẳng với doanh nghiệp trong nước. Trong đó, qui định rõ Nhà nước chỉ được nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn, cịn lại cho phép nhà đầu tư nước ngồi được quyền mua ở một số lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên vấn đề thể chế liên quan đến thị trường chứng khoán cịn nhiều điều bất cập. Hiện nay khơng có cơ quan nào có nhiệm vụ thống kê nguồn vốn này chứ chưa nói đến quản lý. Nhiều luật cùng tham gia điều chỉnh nhưng ở những góc độ khác nhau chứ không có luật điều chỉnh một cách chính thức.Sự thiếu và khơng đồng bộ về mặt pháp luật của một số luật liên quan là Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn của các Bộ ban, ngành nên dẫn đến khâu thực hiện còn nhiều khúc mắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)