7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.3.1. Doanh nghiệp niêm yết
Bảng 2.1: Thống kê số lượng doanh niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số doanh nghiệp niêm yết 702 680 673 687 701
Số doanh nghiệp niêm yết mới 15 24 47 27
Số doanh nghiệp hủy niêm yết 37 31 33 16
Nguồn:Ủy ban chứng khoán nhà nước
Qua thống kê, giai đoạn 2012 – 2014, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng giảm. Năm 2013, thị trường tuy có những diễn biến khả quan nhờ vào những tín hiệu ổn định kinh tế vĩ mô và các giải pháp tích cực trong lĩnh vực chứng khoán nhưng số lượng doanh nghiệp bị hủy niêm yết vẫn nhiều hơn số lượng doanh nghiệp niêm yết mới bởi tỷ lệ doanh nghiệp có lỗ lũy kế tăng, hàng tồn kho tăng so với năm 2012. Đến năm 2014, mặc dù kinh tế có cải thiện và công tác cổ phần hóa được thúc đẩy nên số lượng doanh nghiệp niêm yết mới tăng và số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết giảm so với năm 2013. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết vẫn nhiều hơn so với doanh nghiệp niêm yết mới là do ngoài một số ít các doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện và hủy niêm yết do sáp nhập thì số còn lại đều do không bảo đảm điều kiện niêm yết, kinh doanh thua lỗ, vi phạm chế độ công bố thông tin, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp,... Điều này cho thấy chất lượng doanh nghiệp niêm yết chưa cao.
Sang đến năm 2015, số lượng doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu tăng trở lại, số doanh nghiệp niêm yết mới nhiều hơn so với số doanh nghiệp hủy niêm yết. Kết quả này là nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái thúc đẩy phát triển thị trường giúp thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 tương đối ổn định và được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn gián tiếp so với các nước trong khu vực. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có cải thiện
đáng kể, 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết tăng 5,9%, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách cổ phần hóa, minh bạch hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhằm đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và gắn công tác cổ phần hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Năm 2016, tuy thị trường chứng khoán chịu không ít tác động lớn từ tình hình thế giới lẫn trong nước, nhưng vẫn hồi phục nhanh chóng và duy trì mức tăng trưởng. Số lượng doanh nghiệp niêm yết mới tăng so với số doanh nghiệp hủy niêm yết, chủ yếu là nhờ Chính phủ đẩy mạnh tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước không thuộc diện nắm giữ và đưa lên niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo dự đoán Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng trưởng xấp xỉ 1,7 lần trong vòng hai năm tới nhờ đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và niêm yết lên sàn chứng khoán của các tập đoàn, tổng công ty lớn.