Như đã trình bày trong mục 1.1.1 ở trên, ta có thể hiểu rằng: “Tín dụng carbon là công cụ, là tiền tệ, là hàng hóa để thành viên tham gia thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo Chương trình thương mại phát thải".
Trong chương trình thương mại phát thải, loại tín dụng carbon chủ yếu được dùng là Trợ cấp phát thải. Với mỗi chương trình, ở mỗi quốc gia hay khu vực khác nhau sẽ có một đơn vị riêng cho trợ cấp phát thải, ví dụ: ở Chương trình thương mại phát thải của liên minh châu Âu, đơn vị cho trợ cấp phát thải là EAU. Ngoài trợ cấp phát thải, tín dụng carbon trong thương mại phát thải còn là tín dụng quốc tế CER và ERU, đôi khi còn là tín dụng bù đắp carbon.
Có thể chia thị trường trong thương mại phát thải thành hai loại: thị trường sơ cấp và thứ cấp (CFTC, 2011). Thị trường sơ cấp thường liên quan đến việc phân phối các khoản trợ cấp từ cơ quan hoặc tổ chức có trách nhiệm cho các bên phải tuân thủ chương trình thương mại phát thải và các trung gian tiềm năng khác. Thị trường thứ cấp liên quan đến việc mua và bán các khoản trợ cấp và các hợp đồng khác nhau để bán các khoản trợ cấp trong tương lai.
Trợ cấp phát thải có một số điểm tương đồng với hàng hóa, một số điểm tương đồng với thị trường tài chính và một số phẩm chất độc đáo không giống như các đặc điểm được thấy trong cả hai loại thị trường trên.
1.2.1.1 Trợ cấp phát thải và hàng hóa
Thị trường carbon có một số phẩm chất của thị trường hàng hóa, hàng hóa được giao dịch (trong trường hợp này là trợ cấp) là một sản phẩm tiêu chuẩn, có thể trở thành một yếu tố sản xuất, giá cả phải được tính đến khi kinh doanh. Các khoản trợ cấp trong thương mại phát thải có nguồn cung cố định, giá liên quan đến phát thải GHG từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa thị trường hàng hóa và trợ cấp. Điểm khác biệt thứ nhất là thị trường trợ cấp là nhân tạo, nguồn cung hạn chế được tạo ra do sự khan hiếm từ quy định (CFTC, 2011), chứ không phải do chi phí thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Điều này có nghĩa là nguồn cung thị trường được xác định bởi quyết định chính sách của việc thiết lập giới hạn, thay vì tín hiệu giá trên thị trường. Việc cung cấp cố định các khoản trợ cấp và cung cấp thông qua phân bổ miễn phí hoặc đấu giá là điều không thấy ở thị trường hàng hóa thông thường. Điểm khác biệt thứ hai là hàng hóa thông thường có cân nặng vật lý, các vấn đề như lưu kho, vận chuyển, dự trữ đều ảnh hưởng đến giá cũng như việc tích lũy. Trong khi đó, trợ cấp phát thải về cơ bản chỉ là các số seri nên rất dễ dàng vận chuyển và tích lũy.
1.2.1.2 Trợ cấp phát thải và thị trường tài chính
Trợ cấp phát thải cũng có nhiều điểm giống với thị trường tài chính. Bởi vì các khoản trợ cấp có giá trị tài chính, chúng tạo thành cơ hội đầu tư, có nghĩa là trong nhiều trường hợp, người tham gia thị trường không giới hạn ở các đơn vị tuân thủ,
mà còn có thể bao gồm nhiều trung gian tài chính như công ty đầu tư, ngân hàng, môi giới và thậm chí có thể là cá nhân những người khác có liên quan đến thị trường tài chính. Ở một số thị trường carbon, vì việc tuân thủ chỉ được thực hiện mỗi năm một lần, một số thành viên có thể quyết định không giữ các khoản trợ cấp trong cả năm, mà là mua hoàn toàn, hoặc ký hợp đồng mua hoặc có tùy chọn để mua các khoản trợ cấp ngay trước khi họ cần nộp các khoản trợ cấp. Các hợp đồng như vậy có giá trị tiền tệ riêng, được lấy từ giá trị của tài sản cơ bản, đặt cho cái tên: các công cụ phái sinh. Các hợp đồng tương tự tồn tại như một công cụ tài chính cho một số loại tài sản khác nhau và do đó, thị trường phái sinh có thể được xem xét, theo quan điểm pháp lý, có nhiều điểm chung với các loại thị trường tài chính khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô và hoạt động của thị trường phái sinh bao gồm biến động giá và định nghĩa pháp lý của các khoản trợ cấp. Biến động giá là một yếu tố quan trọng bởi vì, khi giá trợ cấp tăng và giảm, các công ty có mối quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro giá, đặc biệt là gần với thời điểm họ cần trợ cấp cho việc tuân thủ. Các công cụ phái sinh cho phép các công ty đảm bảo khả năng mua các khoản trợ cấp ở một mức giá nhất định tại hoặc ngay trước khi tuân thủ. Tuy nhiên, nếu có ít biến động giá trong giá trợ cấp, thì có rất ít động lực để phòng ngừa rủi ro, và có khả năng là một thị trường phái sinh nhỏ. Hợp đồng phái sinh trong một số trường hợp có thể cho phép một công ty từ bỏ sự biến động như vậy.
Ngoài ra còn có một số tính năng đáng chú ý của trợ cấp khiến chúng khác với các thị trường tài chính khác. Trợ cấp là một công cụ được tạo ra bởi một biện pháp chính sách. Chúng không trao quyền sở hữu tài sản, công ty hoặc bỏ phiếu cho lãnh đạo, họ cũng không đại diện cho nợ của một quốc gia hoặc công ty để được trả lại tiền lãi, cũng không phải là đấu thầu hợp pháp. Hơn nữa, các khoản trợ cấp là một sáng tạo của chính phủ và không còn giá trị tài chính sau khi chúng bị nộp theo cách mà các công cụ tài chính thông thường không làm được. Tùy thuộc vào các quy định đặc trưng mà trợ cấp có thể không còn giá trị ngay cả khi chúng không được nộp.