Giai đoạn IV (2021-2030)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải của liên minh châu âu và đối sách của việt nam (Trang 72 - 75)

2.2.4.1 Định hướng hoạt động của EU ETS

Âu vào tháng 10/2014 về khung chính sách về khí hậu và năng lượng năm 2030. Mục đích của đề xuất này là nhằm giảm 43% lượng phát thải ETS của EU so với mức năm 2005. Sau hơn hai năm đàm phán, vào ngày 27/02/2018, Hội đồng Bộ trưởng EU đã chính thức phê chuẩn cải cách EU ETS cho Giai đoạn IV. Chỉ thị EU ETS sửa đổi có hiệu lực vào tháng 04/ 2018.

Giai đoạn IV sẽ chứng kiến tốc độ cắt giảm khí thải hàng năm cao hơn từ các ngành được bao hàm, từ 1,74% đến 2,2%, tương ứng với tổng số trợ cấp giảm hàng năm là 2,2% từ năm 2021 trở đi so với 1,74% so với năm 2016.

Một vài đặc điểm của Giai đoạn IV:

 Giá trị điểm chuẩn sẽ được cập nhật hai lần trong giai đoạn để phản ánh tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau.

 Các quy tắc rò rỉ carbon sẽ mạnh mẽ hơn, vì số lượng các ngành được phân loại có nguy cơ rò rỉ carbon sẽ giảm và việc phân bổ miễn phí cho các ngành khác sẽ bị ngừng vào năm 2030 (ngoại trừ khu vực đốt nóng).

 Rò rỉ carbon sẽ được đánh giá theo chỉ số tổng hợp về cường độ thương mại và cường độ phát thải.

Ngoài ra, hai quỹ cấp độ Euro mới sẽ được thành lập để giúp ngành công nghiệp và các ngành năng lượng đáp ứng những thách thức đổi mới và đầu tư của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.

 Quỹ đổi mới: Trình diễn các công nghệ đổi mới để đổi mới đột phá trong công nghiệp, cũng như thu hồi và lưu trữ/sử dụng carbon và năng lượng tái tạo.

 Quỹ hiện đại hóa: Tạo điều kiện đầu tư vào hiện đại hóa hệ thống năng lượng và hỗ trợ hiệu quả năng lượng ở 10 quốc gia thành viên có thu nhập thấp hơn, bao gồm các khoản đầu tư để hỗ trợ xã hội chuyển sang nền kinh tế carbon thấp (như đào tạo lại cho người lao động bị ảnh hưởng).

Các bước sẽ được thực hiện vào năm 2019 để phê chuẩn Thỏa thuận liên kết giữa Thụy Sĩ và EU, có thể thấy thị trường sẽ được liên kết từ ngày 01/01/2020.

2.2.4.2 Phương hướng cho tín dụng carbon, phân bổ và đấu giá

Một trong những điểm trọng tâm của sửa đổi Giai đoạn IV là đảm bảo số lượng trợ cấp miễn phí giảm dần được phân phối năng động và hiệu quả nhất:

 Phân bổ miễn phí có thể được cập nhật hàng năm để phản ánh những thay đổi bền vững trong sản xuất (nếu thay đổi lớn hơn 15% so với mức ban đầu, trên cơ sở trung bình hai năm).

 Như một biện pháp bảo vệ bổ sung cho ngành công nghiệp, thỏa thuận dự kiến “Bộ đệm phân bổ miễn phí” của hơn 450 triệu trợ cấp ban đầu được dành cho đấu giá sẽ được cung cấp nếu phân bổ miễn phí ban đầu được hấp thụ hoàn toàn (từ đó tránh hoặc giảm hệ số hiệu chỉnh)

MSR để giảm thặng dư trợ cấp trên thị trường carbon và để cải thiện khả năng phục hồi của EU ETS trước những cú sốc trong tương lai bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn. Số lượng trợ cấp được đặt trong MRS sẽ tăng gấp đôi cho đến cuối năm 2023, tức là tăng tỉ lệ từ 12% lên đến 24% lượng thặng dư. Đồng thời, các khoản trợ cấp được giữ trong MSR vượt quá khối lượng đấu giá của năm trước sẽ bị vô hiệu.

Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng có thể chọn “hủy bỏ” các khoản trợ cấp, hay nói cách khác là rút vĩnh viễn trợ cấp ra khỏi khỏi lưu thông và xóa khỏi sổ đăng ký Liên minh, không sử dụng chúng để tuân thủ. Điều này được thực hiện chủ yếu như là một biện pháp bù đắp tự nguyện, hoặc vì lý do môi trường. Điều này dựa trên lý do rằng nếu số lượng trợ cấp trong ETS giảm thì giá của các khoản trợ cấp còn lại tăng lên, từ đó tạo ra động lực lớn hơn cho các biện pháp giảm thải nội bộ. Một tài khoản xóa cụ thể tồn tại trong sổ đăng ký Liên minh cho mục đích này.

Tín dụng carbon quốc tế trong giai đoạn này không được dự kiến. Từ giai đoạn III, tín dụng quốc tế buộc phải quy đổi về trợ cấp EU mới được sử dụng. EU ETS quyết định không sử dụng tín dụng quốc tế sau năm 2020. Tín dụng quốc tế có quay trở lại là đơn vị được công nhận ở EU ETS hay không là một câu hỏi mở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải của liên minh châu âu và đối sách của việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)