Giai đoạn II (2008-2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải của liên minh châu âu và đối sách của việt nam (Trang 64 - 69)

2.2.2.1 Nội dung và kết quả hoạt động

Giai đoạn II của EUETS hoạt động cùng thời kỳ với giai đoạn cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto. Từ năm 2008, các công ty được phép mua tín dụng quốc tế CER, ERU với tổng lượng phát thải là 1,4 tỷ tCO2e. Điều này đã làm tăng các lựa chọn giảm phát thải hiệu quả chi phí cho các cơ sở kinh doanh. Đồng thời làm EUETS trở thành nguồn nhu cầu lớn nhất cho các đơn vị giảm phát của CDM và JI.

Các tính năng chính của giai đoạn II:

 Giảm mức trợ cấp (giảm khoảng 6,5% so với năm 2005);

 3 nước mới tham gia - Iceland, Liechtenstein và Norway;

 Bao hàm thêm khí thải nitơ oxit từ việc sản xuất axit nitric;

 Mức phạt do không tuân thủ đã tăng lên 100 euro/tấn;

 Các doanh nghiệp được phép mua các khoản tín dụng quốc tế với tổng số khoảng 1,4 tỷ tCO2e;

 Cơ quan đăng ký Liên minh thay thế các cơ quan đăng ký quốc gia và nhật ký giao dịch của Liên minh châu Âu (EUTL) thay thế Nhật ký Giao dịch Độc lập Cộng đồng (CITL);

 Ngành hàng không đã được đưa vào EUETS vào ngày 01/01/ 2012. Bởi vì đã xác định số liệu phát thải hàng năm từ giai đoạn thí điểm có sẵn, mức trợ cấp giảm dần trong Giai đoạn II, dựa trên lượng phát thải thực tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã dẫn đến sự giảm phát thải lớn hơn dự kiến. Điều này đã dẫn đến một khoản thặng dư lớn về các khoản trợ cấp và tín dụng, vốn chủ yếu dựa vào giá carbon trong suốt Giai đoạn II.

2.2.2.2 Phân bổ tín dụng carbon và tình hình đấu giá

Rút kinh nghiệm từ giai đoạn I, Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết phải làm cho các NAP giai đoạn II trở nên đơn giản, minh bạch và hài hòa hơn. Ủy ban đã lập các bảng tiêu chuẩn để tóm tắt thông tin chính có trong NAP. Để chuyển sang các NAP đơn giản hơn, Ủy ban đã khuyến khích các quốc gia thành viên xem xét nghiêm túc các quy tắc hành chính được tạo trong vòng NAP đầu tiên. Trong Giai đoạn II các quốc gia viên được phép bán đấu giá tối đa 10%, gấp đôi so với Giai đoạn I. Tuy được nới rộng lượng bán đấu giá trợ cấp song trong Giai đoạn II chỉ có 3% các khoản trợ cấp thực sự được bán đấu giá. Phần lớn các khoản trợ cấp được phân bổ miễn phí.

Số liệu từ European Enviroment Agency cập nhật đến ngày 02/04/2019 về tín dụng carbon trong Giai đoạn II cụ thể như sau:

 Tổng số trợ cấp được phân bổ là 10.481,49 triệu tCO2e trong đó EUA chiếm 99,33% với 10.411,47 triệu tCO2e, còn lại là 0,67% của EUAA với 70,02 triệu tCO2e

 Trợ cấp được phân bổ miễn phí là 10.172,31 triệu tCO2e trong đó EUA miễn phí chiếm 98,29% với 9.998,49 triệu tCO2e, còn lại là 1,71% của EUAA với 173,83 triệu tCO2e

 Trợ cấp thông qua đấu giá hoặc bán là 444,78 triệu tCO2e trong đó EUA đấu giá chiếm 99,44% với 442,28 triệu tCO2e, còn lại là 0,56% của EUAA với 2,5 triệu tCO2e

 Lượng phát thải thực tế của ngành hàng không trong EU ETS là 83,98 triệu tCO2e, của các ngành còn lại là 9.709,51 triệu tCO2e gấp 115,62 lần so với ngành hàng không

Như vậy, giai đoạn II đã có thêm sự tham gia của ngành hàng không, tuy nhiên chỉ là sự tham gia nhẹ nhàng vì còn nhiều hạn chế. Phân bổ chính trong giai đoạn này vẫn là phân bổ miễn phí chiếm 97%, còn lại là 3% là trợ cấp từ bán đấu giá. Lượng trợ cấp thông qua bán đấu giá của Giai đoạn II nhiều gấp 52,3 lần so với Giai đoạn I.

Hình 2.4: Trợ cấp và khí thải giai đoạn II của 3 nước Đức, Ba Lan và Anh

Nguồn: EU ETS data viewer, 2019

Về số lượng trợ cấp được phân bổ miễn phí, 3 quốc gia nhận được trợ cấp nhiều nhất vẫn như giai đoạn I nhưng thứ tự có sự thay đổi: Đức vẫn đứng đầu với 2048,99 triệu tCO2e, đứng thứ hai là Anh với 1155,71 triệu tCO2e và đứng thứ 3 là Ba Lan với 1029,33 triệu tCO2e. Trong Giai đoạn II, cả 3 nước này đều mua trợ cấp thông qua đấu giá, nhưng với số lượng ít hơn rất nhiều so với trợ cấp phân bổ miễn phí. Qua hình 2.4, nhận thấy sự chênh lệch lượng phát thải thực tế so với tổng số trợ cấp đã có sự khác biệt đột biến so với giai đoạn I. Tại Đức, lượng phát thải thực tế cao hơn tổng

của Ba Lan vẫn như Giai đoạn I còn trạng thái của Anh thì ngược lại. 2 nước đều có lượng phát thải thực tế thấp hơn tổng số trợ cấp nhận được lần lượt là 33,83 triệu tCO2e và 34,23 triệu tCO2e. Như vậy tình trạng dư thừa xuất hiện ở Ba Lan và Anh. Về đấu giá giai đoạn II, số lượng các nước tham gia gấp 4 lần, lên đến 16 nước. Trong đó, lượng trợ cấp từ đấu giá nhiều nhất thuộc về Đức với 222,68 triệu tCO2e. Đứng thứ hai là Anh với 122,82 triệu tCO2e, bằng một nửa so với Đức. Và đứng thứ ba là Na Uy với con số khiêm tốn 35,02 triệu tCO2e. Đặc biệt, chỉ duy nhất nước Đức là có trợ cấp từ đấu giá trong ngành hàng không với con số nhỏ 2,5 triệu tCO2e.

Chi tiết số liệu của các quốc gia về Trợ cấp và Khí thải xem phụ lục X.

2.2.2.3 Tín dụng carbon trong giai đoạn II

Số liệu từ European Enviroment Agency cập nhật đến ngày 02/04/2019 về tín dụng carbon trong Giai đoạn II cụ thể được thể hiện ở hình 2.5 như sau:

 Tổng số trợ cấp được phân bổ (EUA hoặc EUAA): 10.481,49 triệu tCO2e

 Lượng phát thải thực tế được xác minh: 9.793,49 triệu tCO2e

 Tổng lượng trợ cấp được nộp: 9.792,28 triệu tCO2e

o Trợ cấp EU được nộp (EUA hoặc EUAA): 8.733,39 triệu tCO2e

o Tín dụng quốc tế CER được nộp: 675,58 triệu tCO2e

o Tín dụng quốc tế ERU được nộp: 383,32 triệu tCO2e

Hình 2.5: Tín dụng carbon trong Giai đoạn II EU ETS

Nhận xét:

 Lượng phát thải thực tế và Tổng lượng trợ cấp được nộp đều thấp hơn Tổng lượng trợ cấp được phân bổ, do đó thặng dư trợ cấp được tích lũy ngày càng tăng;

 Ngành hàng không bắt đầu tham gia vào EU ETS nhưng chỉ ở những năm đầu, nên lượng tín dụng carbon ở các mục đều chiếm thị phần rất nhỏ;

 Tín dụng quốc tế bắt đầu được sử dụng, chiếm 10,81% tổng số tín dụng carbon cả giai đoạn. Trong đó, số lượng CER nhiều gấp 1,76 lần số lượng ERU. CER được tạo ra từ dự án ở các nước đang phát triển, vừa có số lượng nhiều vừa có giá rẻ hơn ERU tạo ra từ dự án ở các nước phát triển. Đây là lý do giải thích vì sao CER được ưa chuộng hơn ERU;

 Trong khi trợ cấp phát thải vẫn còn dư, tín dụng quốc tế vẫn được nhập về để các quốc gia thực thi nghĩa vụ nộp tín dụng carbon. Chỉ riêng giai đoạn II thặng dư trợ cấp lên đến 1.748,1 triệu tCO2e.

Trong Giai đoạn II, các quốc gia thành viên áp dụng mạnh mẽ hơn các quy tắc cho việc thiết lập giới hạn phát thải của Ủy ban châu Âu vào các NAP. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ra sự suy giảm trong hoạt động công nghiệp, dẫn đến việc phát thải cũng giảm. Phát thải giảm dẫn đến nhu cầu về trợ cấp giảm và kết quả là xảy ra tình trạng thặng dư cung trợ cấp.

Ủy ban châu Âu đang giải quyết vấn đề thặng dư thông qua các biện pháp ngắn hạn và dài hạn. Thặng dư trợ cấp phần lớn là do khủng hoảng kinh tế và nhập khẩu tín dụng quốc tế cao. Điều này đã dẫn đến giá carbon thấp hơn và việc giảm lượng khí thải trở nên yếu hơn. Trong ngắn hạn, rủi ro thặng dư làm suy yếu chức năng có trật tự của thị trường carbon. Về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải của EU ETS và đòi hỏi khắt khe hơn về mặt chi phí.

Tín dụng carbon quốc tế đã bắt đầu được sử dụng nhưng ít:

 Giới hạn định tính: Hầu hết các loại tín dụng CDM / JI đều được cho phép, không có tín dụng từ LULUCF và các ngành điện hạt nhân. Yêu cầu

 Giới hạn định lượng: Các công ty được phép sử dụng tín dụng JI và CDM lên đến một giới hạn tỷ lệ nhất định được xác định trong các NAP của quốc gia tương ứng. Các quyền lợi không được sử dụng đã được chuyển sang Giai đoạn III.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải của liên minh châu âu và đối sách của việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)