So sánh EUETS và ETS đang xem xét ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải của liên minh châu âu và đối sách của việt nam (Trang 102 - 104)

Theo thông tin mới nhất từ phía ICAP, cập nhật ngày 09/04/2019, cho biết: Một nghị định về lộ trình phát thải GHG sẽ được phê duyệt vào năm 2019, trong đó đề cập đến việc sử dụng tín dụng carbon và hệ thống chính sách giá carbon.

Bảng 3.1: So sánh EU ETS và ETS đang xem xét ở Việt Nam

Danh mục so

sánh EU ETS ETS đang xem xét ở Việt Nam

GHG

Tổng lượng phát thải (không bao gồm LULUCF) là 4.353 MtCO2e (2016)

Tổng lượng phát thải (không bao gồm LULUCF) là 293,3

MtCO2e (2013)

GHG theo từng ngành

Năng lượng: 77,9%

Quy trình công nghiệp: 8,9% Nông nghiệp: 10%

Chất thải: 3,2%

Năng lượng: 51,9%

Quy trình công nghiệp: 10,7% Nông nghiệp: 30,6%

Chất thải: 6,9%

Mục tiêu giảm phát thải GHG tổng thể

Đến năm 2030, giảm ít nhất 40% dưới mức GHG năm 1990

Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải GHG so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước. Mức cắt giảm có thể tăng lên 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.

Các tổ chức có liên quan

Ủy ban Châu Âu và các cơ quan có liên quan của 28 quốc gia thành viên, Iceland,

Liechtenstein và Na Uy.

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tổng lượng phát thải năm 2013 của Việt Nam chỉ bằng 6,7% lượng phát thải của các nước thành viên EU ETS năm 2016.

Là một nước đang phát triển và có nền nông nghiệp lâu đời nên lượng phát thải GHG của Việt Nam từ lĩnh vực năng lượng chiếm hơn một nửa tổng phát thải, và lượng phát thải của ngành nông nghiệp đứng thứ hai với 30,6%.

Với tiềm lực và năng lực còn hạn chế, Việt Nam cam kết đến năm 2030 giảm 8% lượng phát thải so với năm 2010. Tuy nhiên, con số đó có thể hơn gấp 3 lần, lên đến 25% nếu Việt Nam nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.

EU ETS có nhiều tổ chức liên quan, trong đó đứng đầu là Ủy ban châu Âu. Việt Nam với một ETS sơ khai, tổ chức đứng đầu và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải của liên minh châu âu và đối sách của việt nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)