1.2.2.1 Cơ chế hoạt động của ETS
Chương trình thương mại phát thải (ETS) hoạt động theo cơ chế “cap and trade” – tạm dịch “Giới hạn và Thương mại”.
“Giới hạn” là lượng GHG tối đa mà một ‘công ty’ được phép thải. Giới hạn này được quy định theo từng thời kỳ và có tính chất pháp lý, áp dụng cho tất cả thành viên tham gia ETS. Để đảm bảo mục đích giảm phát thải GHG thì giới hạn này sẽ giảm dần theo từng năm. “Công ty” ở đây và trong bài luận văn này được hiểu là tất cả các cơ sở phát thải GHG như nhà máy, dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp sử dụng máy móc có phát ra GHG, các máy móc cố định… “Thương mại” là hoạt động mua, bán, trao đổi các loại tín dụng carbon trong ETS.
Trong giới hạn, các thành viên nhận miễn phí (thông qua phân bổ miễn phí) hoặc mua thêm (thông qua hình thức đấu giá) “trợ cấp phát thải” mà họ có thể giao dịch với nhau khi cần thiết. Họ cũng có thể mua tín dụng quốc tế và tín dụng bù đắp trong giới hạn từ các dự án giảm phát thải trên toàn thế giới.
Tất cả thông tin về lượng khí thải, số trợ cấp của mỗi thành viên sẽ được lưu lại hệ thống online. Mỗi thành viên đến thời hạn phải nộp đủ số trợ cấp khí thải tương đương với lượng khí thải GHG phát ra trong giới hạn cho phép cho quản trị hệ thống. Nếu không nộp đủ sẽ bị phạt nặng theo quy định của chương trình. Nếu đã nộp đủ và còn dư trợ cấp phát thải, thì có thể bán lại để thu về lợi nhuận hoặc giữ lại để dùng cho năm tiếp theo hoặc hủy bỏ vì môi trường.
Nguyên tắc này cho phép thành viên tham gia có nhiều lựa chọn giảm phát thải khí, như: Đầu tư vào công nghệ hiệu quả hơn; Sử dụng các nguồn năng lượng ít carbon hơn; Hoặc nếu không thể giảm thải thì phải mua thêm trợ cấp khí thải hoặc giấy phép phát thải tương đương để tuân thủ.
ETS rất linh hoạt và khả dụng. Nó khuyến khích giảm phát thải theo cách rẻ nhất và cung cấp cho người tham gia động lực để đổi mới và tạo ra những cách mới để giảm phát thải theo cách tiết kiệm chi phí. ETS giữ vị trí quan trọng trong chính sách khí hậu cũng như chiến lược bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh.
1.2.2.2 Cấu trúc và vận hành ETS
a. Phạm vi, Quy mô
Chìa khóa quyết định trong thiết kế của ETS bao hàm: các ngành, hoạt động và GHGs. Về lý thuyết, phạm vi phủ sóng có thể mang lại tiềm năng giảm thiểu phát thải lớn hơn và tối đa hóa việc giảm GHG cũng như hiệu quả kinh tế của ETS.
Các cân nhắc quan trọng là:
Quy mô của các ngành tiềm năng được bao hàm
Tính khả thi của việc điều chỉnh có hiệu quả thông qua ETS, có tính đến số lượng và quy mô của các công ty.
Hai ngành thường được bao hàm trong ETS là ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và ngành điện, mặc dù trong từng bối cảnh quốc gia có thể có ngành khác tiềm năng hơn. Sau khi được thiết lập, phạm vi có thể được mở rộng bổ sung theo thời gian. Quy tắc phạm vi hoạt động cũng bao hàm cả các ngưỡng (được thể hiện dưới dạng công suất lắp đặt, thông lượng hoặc lượng khí thải hàng năm).
Giai đoạn I của Nghị định thư Kyoto bao gồm sáu GHG: CO2, CH4, N2O, SF6, HFC và PFC. Những khí này được coi là có đóng góp lớn nhất cho sự nóng lên toàn cầu. Giai đoạn II của Nghị định thư Kyoto cũng bao gồm NH3.
Một lựa chọn trong thiết kế của ETS nữa là điểm (the point) trong chuỗi cung ứng mà tại đó phát thải được tính đến, và từ đây các đối tượng được quy định. Có ba cách tiếp cận để lựa chọn:
Upstream: Các tiếp cận này nhắm vào các nhà cung cấp nhiên liệu (liên quan đến khí thải) và nhiên liệu mà họ bán cho khách hàng. Đây là cách hiệu quả để quản lý số lượng lớn các nguồn phát thải trực tiếp nhỏ hơn (như trong ngành vận tải). Chi phí carbon sẽ được chuyển cho người tiêu dùng và khuyến khích họ sử dụng năng lượng hiệu quả hơn để tiết kiệm chi phí.
Midstream: nghĩa là quy định tại điểm phát thải trực tiếp
tiếp cận downstream có thể hiệu quả khi cấu trúc thị trường không cho phép truyền chi phí carbon từ các nguồn phát trực tiếp đến người tiêu dùng.
b. Mục tiêu và giới hạn
ETS hỗ trợ chính phủ đạt mục tiêu quốc gia, mục tiêu khu vực hoặc mục tiêu địa phương trong một lĩnh vực hoặc nhóm ngành được chọn.
Những quyết định về độ dài thời gian giới hạn là rất quan trọng, cũng như chất lượng của phân tích làm nền tảng cho việc thiết lập giới hạn, vì giới hạn được đặt với kỳ vọng phát thải trong tương lai có thể không diễn ra trong thực tế. Giới hạn sẽ cố định mức giảm phát thải trong khoảng thời gian quy định.
Các cơ chế thị trường cũng có thể hoạt động theo chế độ “mục tiêu cường độ”. Chế độ này cho phép thành viên tham gia ETS được phép phát thải tăng hoặc giảm theo hoạt động kinh tế và tự đi theo con đường giảm phát thải cụ thể riêng của khu vực quy định.
Việc thiết lập giới hạn rất quan trọng đối với chức năng hiệu quả của ETS. Đây là yếu tố quyết định để đạt được các mục tiêu môi trường và xác định giá trợ cấp. Giới hạn thiết lập dựa vào sự cân nhắc về kỹ thuật, chính sách, kinh tế và môi trường.
c. Phân bổ trợ cấp phát thải
Thành viên tham gia có thể nhận trợ cấp phát thải từ việc phân bổ miễn phí hoặc phân bổ tính phí (đấu giá) hoặc cả hai. Trợ cấp phát thải như là “đồng tiền” của ETS nên cần phải công bằng trong phương pháp phân bổ trợ cấp.
Phân bổ trợ cấp miễn phí có thể dựa trên mức phát thải trong lịch sử (hay còn gọi là "grandfathering") hoặc dựa trên điểm chuẩn (benchmark). "Granfathering" đòi hỏi dữ liệu phát thải cơ bản chi tiết và có kiểm chứng. Điểm chuẩn có thể được xác định là phát thải trên một đơn vị sản lượng hoặc sản lượng kinh tế hoặc trên mỗi đơn vị sử dụng nhiệt hoặc nhiên liệu.
Mỗi một giai đoạn trong ETS có một mức phân bổ miễn phí riêng cho các thành viên đương nhiệm. Khi có các thành viên mới tham gia vào hoặc rời khỏi ETS thì mức phân bổ miễn phí cho những thành viên mới này được xem xét lại. Nếu những người mới tham gia cũng nhận được mức phân bổ trợ cấp miễn phí tương đương như
những người đương nhiệm thì có thể giải quyết được vấn đề rào cản gia nhập thị trường. Tương tự, khi loại bỏ phân bổ miễn phí của những người mới rời khỏi ETS cũng có thể tạo ra rào cản rút lui khỏi thị trường cho họ. "Người mới đăng ký" có thể bao gồm cả phần mở rộng về dung lượng hoặc thông lượng, và tương tự "người rời khỏi" cũng có thể bao gồm một phần hoặc toàn phần bị đóng cửa.
Phân bổ trợ cấp miễn phí có thể phát sinh lợi nhuận cho thành viên tham gia trong trường hợp các ngành có thể chuyển chi phí carbon cho người tiêu dùng. Đồng thời nó cũng có thể phát sinh chi phí từ người tiêu dùng thông qua giá sản phẩm của họ. Những điều kiện thông qua này có thể xảy ra khi không có sự cạnh tranh từ bên ngoài khu vực định giá carbon, ví dụ như trong lĩnh vực vận tải hoặc bất động sản.
Phân bổ miễn phí thường được sử dụng để bảo vệ khả năng cạnh tranh công nghiệp và tránh rò rỉ carbon trong giai đoạn đầu của ETS. Khi phân bổ miễn phí được sử dụng để giải quyết rò rỉ carbon, có một cơ chế minh bạch để đánh giá mức độ mà các ngành/lĩnh vực phải đối mặt với nguy cơ rò rỉ carbon và mức phân bổ miễn phí mong muốn để giúp giảm thiểu rủi ro rò rỉ là điều cần thiết. Việc này được áp dụng phổ biến hơn cho các ngành công nghiệp năng lượng, tiếp xúc với thương mại.
Đấu giá trợ cấp phát thải có thể là một phương pháp đơn giản hơn so với phân bổ miễn phí, vì nó không yêu cầu thu thập cơ sở dữ liệu hay đàm phán phân bổ hoặc mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, nó yêu cầu thiết kế khung và kiến trúc đấu giá và để hỗ trợ thành viên tham gia hiệu quả. Đấu giá tạo ra nguồn doanh thu có thể sử dụng được, ví dụ dùng để mở rộng quy mô giảm thải bằng cách hỗ trợ các hoạt động giảm thải trong các lĩnh vực bên ngoài ETS; hoặc để bù đắp cho các ngành bên ngoài ETS tiếp xúc gián tiếp với các tác động chi phí ETS. Nguồn doanh thu này cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ giảm thải các ngành bên trong ETS, nhưng chính điều này đòi hỏi phải có phương tiện phân bổ vốn và các mức độ khuyến khích cắt giảm được cung cấp bởi ETS.
d. Giám sát, báo cáo và xác minh (Monitoring,Reporting, and Verifcation-MRV)
giám sát khí thải trực tiếp có nguồn gốc phát thải từ các thông số khác. Nó có thể liên quan đến các tính toán dựa trên các giá trị tham chiếu chung, chẳng hạn như hệ số phát thải của nhiên liệu hoặc giá trị cụ thể, ví dụ như các đặc tính của nhiên liệu được sử dụng khi lắp đặt thiết bị thông qua lấy mẫu và đo lường.
Báo cáo là cơ chế và cơ sở hạ tầng mà theo đó các công ty tham gia vào ETS phải cung cấp thông tin phát thải cho cơ quan quản lý thông qua sử dụng mẫu báo cáo hoặc các hệ thống báo cáo điện tử và giao diện website.
Xác minh là quá trình kiểm tra của bên thứ ba về việc áp dụng đúng phương pháp giám sát và tính chính xác của lượng khí thải được báo cáo. Trình xác minh sẽ độc lập với các nhà khai thác và cần được công nhận để thực hiện công việc của họ theo tiêu chuẩn và giao thức đã được thiết lập.
Hệ thống MRV là cốt lõi của ETS, vì nó là điều cần thiết để đảm bảo tính toàn vẹn môi trường của chương trình. Đây là phương tiện để người tham gia xác định lượng khí thải và số lượng trợ cấp mà họ cần phải nộp. Vì vậy MRV cũng là nhân tố củng cố nhu cầu về các khoản trợ cấp trên thị trường. MRV có sức mạnh và thiết thực sẽ tạo được niềm tin trên thị trường rằng việc giảm phát thải là có thật và chính xác.
e. Tuân thủ và hình phạt
ETS quản lý thành viên tham gia bằng cách đặt nghĩa vụ cho họ, bao gồm thực thi duy trì giấy phép, kế hoạch giám sát, đơn xin trợ cấp miễn phí, quản lý tài khoản giao dịch, báo cáo và nộp các khoản trợ cấp. Một cơ quan quản lý được thiết lập để đảm nhiệm trách nhiệm vận hành, có nhiệm vụ quản lý các quy trình phê duyệt và thực hiện hành động để thực thi các hình phạt cho việc không tuân thủ đúng nghĩa vụ của thành viên tham gia. Các biện pháp thực thi thường bao gồm một hoặc nhiều hành động sau: hình phạt tài chính, công khai về việc không tuân thủ, phạt hình sự.
Chế độ thực thi cần chỉ định xử lý các trường hợp thành viên tham gia không nộp đủ số trợ cấp tương ứng với lượng phát thải của họ. Để bảo vệ tính toàn vẹn môi trường của chương trình, “điều khoản bổ khuyết” yêu cầu những thành viên tham gia phải có được số khoản trợ cấp bằng với số lượng thiếu hụt được nộp phạt ở thời kỳ
trước. Nếu hình phạt chỉ là chi phí cho mỗi tCO2e thiếu hụt thì giá phạt này sẽ hoạt động như một mức giá trần trên thị trường.
f. Các biện pháp linh hoạt
Các biện pháp linh hoạt hỗ trợ việc đạt mục tiêu với chi phí thấp hơn cho thành viên tham gia và cung cấp các lựa chọn để họ đáp ứng nghĩa vụ tuân thủ.
Các biện pháp này bao gồm: ngân hàng, vay mượn, cơ chế tín dụng carbon.
Ngân hàng cho phép thặng dư trợ cấp trong thời kỳ tuân thủ được chuyển tiếp để sử dụng cho giai đoạn tuân thủ tiếp theo. Trong trường hợp thặng dư, ngân hàng có thể giảm bớt biến động giá trong ngắn hạn, vì các khoản trợ cấp trong một năm có thể có giá trị nếu chúng được sử dụng trong những năm sau đó
Vay mượn cho phép thành viên tham gia sử dụng các khoản trợ cấp được ban hành cho các năm tiếp theo. Ví dụ: thời hạn nộp trợ cấp năm 2019 là tháng 4 năm 2020, nhưng các khoản trợ cấp cho năm 2020 lại được ban hành vào tháng 2 năm 2020, thì quy tắc vay mượn sẽ cho phép thành viên tham gia sử dụng trước các khoản trợ cấp mới ban hành vào tháng 2 năm 2020 để nộp trợ cấp theo nghĩa vụ của năm 2019. Vay mượn có thể trì hoãn các hành động giảm giá.
Tuy nhiên, các biện pháp ngân hàng và vay mượn có thể bị hạn chế thường xuyên giữa các năm trong một giai đoạn và giữa các giai đoạn.
Cơ chế tín dụng carbon (bù đắp carbon) cho phép thành viên tham gia đáp ứng nghĩa vụ tuân thủ của họ bằng cách mua và nộp các khoản tín dụng giảm phát thải được tạo ra bởi các dự án trong một hệ thống/chương trình tín dụng khác nằm ngoài phạm vi ETS. Đó có thể là từ các dự án trong nước hoặc quốc tế. Cơ chế này không chỉ cung cấp các lựa chọn giảm thiểu chi phí hiệu quả hơn cho người tham gia mà còn khuyến khích đầu tư vào giảm thải trong các lĩnh vực không thuộc phạm vi của ETS. Tuy nhiên, việc phụ thuộc sử dụng các khoản bù đắp sẽ làm giảm mức độ giảm thải trong ETS. Trường hợp lạm dụng bù đắp carbon quốc tế sẽ làm giảm sự đóng góp của ETS trong mục tiêu giảm thải quốc gia. Do đó, giới hạn lượng bù đắp carbon có thể duy trì động lực cho hành động trong nước. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn MRV
của các dự án bù đắp cần phải nghiêm ngặt như của ETS để bảo vệ tính toàn vẹn môi trường của chương trình.
i. Liên kết giữa các ETS.
Liên kết này có thể là giữa các ETS khu vực, giữa các ETS quốc gia, hoặc giữa ETS khu vực với ETS quốc gia. Thành viên tham gia ETS khu vực vừa phải tuân thủ chính sách của chương trình vừa phải tuân thủ chính sách quốc gia. Các liên kết này sẽ cho phép đạt tổng giới hạn phát thải với chi phí thấp hơn, vì những hành động giảm thải với giá rẻ nhất sẽ được thực hiện ở bất kể ETS nào kết nối với nhau. Điều này sẽ làm giảm chi phí tuân thủ cho thành viên. Đồng thời tăng cường hợp tác khu vực hoặc quốc tế về biến đổi khí hậu, giúp giải quyết các tác động cạnh tranh và rò rỉ carbon.
j. Các biện pháp hỗ trợ
Các biện pháp hỗ trợ được miêu tả ở đây liên quan đến phản ứng đối với các cú sốc thị trường và các biện pháp để giải quyết các mối quan tâm về chi phí cho người tham gia và người không tham gia vào ETS.
Quản lý cung trợ cấp. Các sự kiện bất ngờ (như suy thoái kinh tế hoặc tăng trưởng kinh tế) có thể làm giảm hoặc tăng lượng khí thải, từ đó ảnh hưởng đến cân bằng cung và cầu trợ cấp khí thải. Sự ảnh hưởng lớn có thể làm mất cân bằng đáng kể và liên tục trên thị trường trợ cấp. Các biện pháp như dự trữ chiến lược được phát hành trong điều kiện thị trường nhất định có thể là công cụ hữu ích để quản lý những biến động này. Điều quan trọng là các biện pháp này sẽ không ảnh hưởng đến tổng thể giới hạn. Giới hạn có thể thay đổi, nhưng điều này lại có thể làm hỏng niềm tin