Để xây dựng một chương trình thương mại phát thải hoàn thiện và quan trọng hơn cả là vận hành tốt không phải điều dễ dàng. Cần có thời gian nghiên cứu, quan sát thị trường và nắm bắt thời cơ trong bối cảnh quốc tế.
Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình từng ngày để xây dựng và vận hành các chính sách về giảm thiểu biến đổi khí hậu trong nước và trường quốc tế. Một chương trình thương mại phát thải được triển khai ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong những giai đoạn đầu tiên và nó cũng sẽ mang đến những cơ hội to lớn cho khí hậu và nền kinh tế.
Dưới đây là một số hàm ý chính sách của tác giả cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển một Chương trình thương mại phát thải.
3.3.2.1 Về phạm vi, quy mô
Những giai đoạn đầu nên áp dụng ETS cho phạm vi nhỏ và quy mô thấp, tập trung vào các ngành sản xuất liên quan đến điện năng hoặc các ngành sản xuất gây phát thải chính bao gồm các ngành tiêu thụ năng lượng cao (ví dụ sản xuất sắt thép, xi măng), nông nghiệp, vận tải, xây dựng. Nếu ngay từ đầu áp dụng rộng khắp và toàn diện, đối với cả những ngành sản xuất có quy mô nhỏ hoặc phân tán, sẽ dẫn đến việc khó khăn khi áp dụng, đồng thời phát sinh chi phí trong việc tính toán và giám sát. Khi ETS vận hành tốt và ổn định, nên mở rộng phạm vi và quy mô để tăng sự lựa chọn cho việc cắt giảm phát thải với chi phí thấp, đem đến hiệu quả về mặt chi phí cho các ngành sản xuất trong nước.
Để thuận lợi cho việc tính toán và đo đạc, giai đoạn đầu thực hiện ETS chỉ nên giới hạn mình khí CO2 - loại khí GHG chủ yếu, sau đó điều chỉnh mở rộng áp dụng với các loại GHG khác.
Với trường hợp của Việt Nam, và từ kinh nghiệm của các nước khác, lựa chọn tiếp cận theo hướng “downstream” sẽ mang đến hiệu quả cao hơn.
3.3.2.2 Mục tiêu và giới hạn
Từ bài học kinh nghiệm của EU ETS và RGGI, giới hạn phù hợp với giai đoạn ngắn hạn ban đầu và tương thích với mục tiêu giảm thải dài hạn về sau sẽ tạo nên khung khuyến khích đầu tư dài hạn cho người tham gia.
Do đó, khi đặt ra mục tiêu, ETS Việt Nam cần phải phù hợp với mục tiêu chung toàn cầu của các nghị định, chương trình, dự án mà Việt Nam tham gia trên trường quốc tế. Đồng thời, mục tiêu trong ETS cũng phải tương đồng với mục tiêu địa phương, quốc gia trong từng lĩnh vực, nhóm ngành được chọn. Việt Nam cũng có thể hoạt động theo chế độ “mục tiêu cường độ” (đã được giới thiệu ở mục 1.2.2.2)
Giới hạn phát thải và độ dài thời gian giới hạn đóng vai trò quyết định về tính hiệu quả bảo vệ môi trường trong một ETS. Do đó, ETS Việt Nam cần đặt ra giới hạn phù hợp, không quá nghiêm ngặt cũng không quá dễ dãi, để tránh tình trạng dư thừa trợ cấp và làm giảm hiệu quả của ETS. Trước khi bắt đầu áp dụng, Việt Nam cần tính
toán và thiết lập giới hạn ở mức độ quốc gia, dựa vào tiến trình phát thải trong lịch sử, hoạt động phát thải hiện tại và những dự đoán về nền kinh tế trong tương lai.
3.3.2.3 Phân bổ trợ cấp miễn phí và đấu giá
EU ETS đã có những tính toán và đường đi không phù hợp trong giai đoạn đầu, nên đã phân bổ quá nhiều trợ cấp trong giai đoạn, dẫn đến tình trạng dư thừa trợ cấp. Từ bài học của EU ETS, Việt Nam nên rút kinh nghiệm, không nên phân bổ trợ cấp miễn phí trong giai đoạn đầu quá nhiều. Việc sử dụng phân bổ trợ cấp miễn phí dựa trên dữ liệu lịch sử là không nên, có thể sử dụng phương pháp điểm chuẩn. Tuy nhiên lý tưởng nhất là phân bổ miễn phí với số lượng vừa đủ để khuyến khích người tham gia ở giai đoạn đầu và sau đó chuyển sang bán đấu giá. Để xác định đúng "lượng vừa đủ", ETS Việt Nam nên để chế độ phân bổ linh hoạt với trợ cấp miễn phí, có nghĩa không áp đặt ngay số lượng từ đầu mà theo dõi tiến trình hoạt động để có sửa đổi phù hợp.
Đối với đấu giá: cần xây dựng khung pháp lý hỗ trợ đấu giá một cách chặt chẽ, công bằng và minh bạch. Doanh thu từ đấu giá cần được tái đầu tư một phần vào tăng trưởng xanh và sạch, nhằm thúc đẩy chuyển đối các ngành công nghệ thành carbon thấp và cho phép cạnh tranh công nghiệp bền vững, hạn chế tối đa việc rò rỉ carbon.
3.3.2.4 Tuân thủ và hình phạt
Những điều luật cơ bản cần xây dựng như quy tắc khi tham gia, nghĩa vụ của các bên tham gia, các chế độ thực thi, các hình phạt khi vi phạm… luận văn sẽ không đề cập đến. Hàm ý chính sách về Tuân thủ và hình phạt mà luận văn muốn nhấn mạnh ở đây liên quan đến tín dụng quốc tế – tín dụng bù đắp carbon.
Từ bài học đắt giá của EU ETS, New Zealand ETS và Tokyo ETS về việc lạm dụng tín dụng quốc tế, ngay buổi đầu xây dựng ETS, Việt Nam cần đặc biệt lưu ý:
Xác định rõ giới hạn sử dụng tín dụng quốc tế trong thời kỳ nhất định.
Thiết lập mức giá giao dịch tín dụng quốc tế với khối lượng cụ thể.
Có như vậy mới tránh được việc lạm dụng quá mức tín dụng quốc tế, không làm trầm trọng thêm tình trạng thặng dư trợ cấp (nếu có) và ngăn chặn được tình trạng trì trệ giảm thải trong nước, sau cùng là không làm hỏng cả ETS.
3.3.2.5 Liên kết với các ETS khác
Chủ trương “Hợp tác và Phát triển” ứng dụng nhiều trong ngoại giao về nhiều lĩnh vực, ETS cũng không ngoại lệ.
Việt Nam cần tích cực tìm kiếm cơ hội liên kết với các ETS tương đồng khác để đạt mục tiêu giảm phát thải. Gần nhất cần kể đến là các ETS khu vực của Trung Quốc. Những liên kết này sẽ củng cố hoạt động ETS của cả đôi bên, tăng cường định giá carbon và tạo ra một thị trường carbon quốc tế vững chắc.
3.3.2.6 Các biện pháp hỗ trợ
Rút kinh nghiệm từ bài học về thặng dư trợ cấp phát thải của EU ETS và RGGI, Việt Nam có thể áp dụng ngay việc xây dựng Quỹ dự trữ ổn định thị trường (MRS) từ đầu để ứng phó với các cú sốc thị trường.
Luận văn đề xuất ý kiến các quy tắc trong MRS cần xác định rõ các mức sau:
Khi số trợ cấp đang lưu hành trên thị trường đạt tối thiểu bao nhiêu thì MRS đưa thêm trợ cấp vào thị trường
Khi số trợ cấp đang lưu hành trên thị trường đạt tối đa bao nhiêu thì rút trợ cấp khỏi đấu giá và đưa vào MRS
Bên cạnh đó cũng cần nêu rõ trong MRS rằng: trợ cấp chưa được phân bổ cũng sẽ chuyển vào MRS, tránh tình trạng mất giá.
3.3.2.7 Cơ sở pháp lý và thể chế của ETS
Với bất kỳ chính sách nào, cam kết chính trị là chìa khóa để cho phép thực hiện và tối đa hóa hiệu quả của công cụ. Điều này đặc biệt đúng đối với các công cụ định giá carbon như ETS, tạo ra tín hiệu giá để hỗ trợ đầu tư vào các biện pháp giảm thiểu. Bài học từ ETS Úc là một minh chứng cho điều này. Việt Nam hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm và khắc phục vấn đề này ngay từ đầu. Nội bộ chính phủ Việt Nam,
chính trị và cam kết hợp tác chuẩn theo khung pháp lý ngay trong những ngày đầu hình thành ETS. Có như vậy, thì ETS Việt Nam mới có cơ hội hoạt động thành công và phát triển bền vững.
3.3.2.8 Một số hàm ý chính sách khác
Liên tục tiếp thu, học hỏi từ các ETS khác trên thế giới
Thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho các công nghệ phát thải carbon thấp, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; Thu hút được các nguồn hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực từ Quốc tế;
Nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp về ETS;
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong tình hình mới, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng ETS;
Thiết kế hệ thống theo dõi, báo cáo, thẩm định ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng cường tính minh bạch và tính hiệu quả trong thiết kế và vận hành ETS. Việt Nam có thể có được những ứng dụng công nghệ này thông qua chính sách đào tạo chuyên gia tại nước ngoài, hợp tác song phương nhận đầu tư về công nghệ, hoặc nhận đầu tư về nhân lực là chuyên gia nước ngoài,…
Cần xây dựng những mô hình lượng hóa giá carbon bao gồm tất cả các yếu tố tác động như hạn ngạch, mức xả thải, lĩnh vực áp dụng, biến động của nền kinh tế, các chính sách môi trường bên ngoài thị trường carbon v.v… như cách EU đã làm. Đồng thời có kế hoạch cho những biến động bất ngờ không kiểm soát được, thiết kế cơ chế linh động để ứng phó trước những biến động đó.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Tín dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải của liên minh châu Âu và đối sách của Việt Nam”, luận văn đã mang đến những kết quả nghiên cứu mới sau:
Giải thích rõ khái niệm “tín dụng carbon”, phân loại cũng như phân tích các hình thức giao dịch của tín dụng carbon
Hệ thống một cách bài bản, cụ thể và toàn diện về ETS nói chung và EU ETS nói riêng;
Phân tích cụ thể hoạt động của tín dụng carbon qua các giai đoạn vận hành của EU ETS;
Cập nhật những chương trình thương mại phát thải mới nhất cũng như và thực trạng thị trường carbon ở Việt Nam hiện nay
Quan trọng nhất: Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất chính sách cho Việt Nam về một Chương trình thương mại phát thải
Trên thế giới, Ngày Trái Đất (Mother Earth Day) năm nay, được tổ chức vào ngày 22 tháng 4, đặc biệt tập trung vào Giáo dục và Biến đổi khí hậu. Giáo dục và đào tạo kết hợp nhằm đáp ứng thách thức biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, sáng ngày 8/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết Chương trình phối hợp về công tác bảo vệ môi trường giữa hai Bộ giai đoạn 2019-2025. Chương trình phối hợp sẽ đảm bảo phát triển bền vững, tiếp tục đổi mới từ hoạt động giáo dục, đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Biến đổi khí hậu là một hệ số nhân đe dọa. Nếu chúng ta không hành động khẩn cấp và có nhiều tham vọng hơn, nó sẽ gây bất ổn nền kinh tế toàn cầu, tạo ra xung đột, dịch chuyển và gây ra những đau khổ ở khắp mọi nơi. Nhưng biến đổi khí hậu cũng mang đến cơ hội lớn nhất của chúng ta để xây dựng một thế giới an toàn hơn, lành mạnh hơn, kiên cường hơn và thịnh vượng hơn. Việt Nam và Thế giới đang cùng chung tay, kết hợp giữa giáo dục và môi trường khí hậu, để bảo vệ và phát triển bền
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Ban quản lý dự án lâm nghiệp, 2019. Chương trình giảm phát thải vùng Bắc
Trung Bộ. [pdf] Có sẵn tại
<ttps://daln.gov.vn/r/files///news/2018/0618/VanKienER-PD-VN-8Mb.pdf>
[Truy cập ngày 10/04/2019]
2. Báo điện tử Đài Truyền Hình Việt Nam, 2019. Việt Nam hướng tới xây dựng thị trường carbon vào năm 2020. [online] Có sẵn tại <https://vtv.vn/trong- nuoc/viet-nam-huong-toi-xay-dung-thi-truong-carbon-vao-nam-2020-
20190102112837771.htm> [Truy cập ngày 09/05/2019]
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014. Báo cáo cập nhập hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. 4. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ, 2017. Chương trình Năng lượng Phát thải
thấp Việt Nam (V-LEEP). [pdf] Có sẵn tại <
https://www.usaid.gov/sites/default/files/documents/1861/FS_VLEEP_Oct20
17_Vie.pdf> [Truy cập ngày 10/04/2019]
5. Nguyễn Kiểm, 2018. Hiện thực hóa việc bán tín chỉ carbon từ rừng. [online] Có sẵn tại < https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/hien-thuc-hoa-viec-ban- tin-chi-carbon-tu-rung-539878> [Truy cập ngày 10/04/2019]
6. Vi Thùy Linh, Nguyễn Thu Hường, Chu Thị Hồng Huyền, “Thị trường carbon và triển vọng tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 113 (13), tr.129 – tr. 133.
7. Bùi Hoài Nam và Hàn Trần Việt, 2015. Một số vấn đề chung về thị trường
phát thải. [online] Có sẵn tại <
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nctd42009/Pages/M%E1%BB%9 9t-s%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-chung- v%E1%BB%81-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-
8. NAMA Việt Nam. Hành động giảm nhẹ tại Việt Nam. [online] Có sẵn tại <
http://nama-vietnam.vn/vi/mitigation-in-viet-nam/> [Truy cập ngày
11/04/2019]
9. Phạm Thị Nga, 2014. Một số cơ chế mua bán phát thải Carbon (CO2) trên thế
giới. [doc] Có sẵn tại:
http://media.vneec.gov.vn/eepmedia/2014/11/25/b59c59e67_ht_han_muc_va
_mua_ban_ghg_pham_thi_nga.docx [Truy cập ngày: 27/03/2019]
10.Đào Gia Phúc, 2018. Thị trường mua bán phát thải: Kinh nghiệm quốc tế và
định hướng cho Việt Nam. [online] Có sẵn tại <
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/thi-truong- mua-ban-phat-thai-kinh-nghiem-quoc-te-va-dinh-huong-cho-viet-nam- 142803.html> [Truy cập ngày 09/05/2019]
11.Mai Phương, 2016, Hội thảo Đánh giá kết quả thực hiện dự án CDM ở Việt Nam xu thế hình thành các cơ chế mới của thị trường các – bon, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạc và Đầu tư. [online] Có sẵn tại <
http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?idTin=35525&idcm=188> [Truy
cập ngày 11/04/2019]
12.Khương Trung, 2019. Bộ TN&MT và Bộ GD&ĐT phối hợp công tác về bảo vệ môi trường giai đoạn 2019-2025. [online] Có sẵn tại <
http://www.monre.gov.vn/Pages/bo-tn&mt-va-bo-gd&dt-phoi-hop-cong-tac-
ve-bao-ve-moi-truong-giai-doan-2019-2025.aspx> [Truy cập ngày
09/05/2019]
13.Trung tâm Quan trắc Môi trường, 2019. Khí thải. [pdf] Có sẵn tại <
http://cem.gov.vn/Portals/0/bao%20cao%20moi%20truong/Chuong%204.pdf
?ver=2019-01-05-154315-550> [Truy cập ngày 11/04/2019]
14.Lê Anh Tuấn, 2012. Thương mại phát thải trong hàng không dân dụng: Thực tiễn trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam. [online] Có sẵn tại <
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nrtg/Documents/50%20Thuong%
20mai%20phat%20thai%20trong%20hang%20khong.docx> [Truy cập ngày
15.Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, 2018a. Sự hình thành thị trường carbon toàn cầu và những nội dung chính của Dự án sẵn sàng tham gia thị trường carbon của Việt Nam. [online] Có sẵn tại <http://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/su-hinh-thanh-thi-truong-carbon- toan-cau-va-nhung-noi-dung-chinh-cua-du-an-san-sang-tham-gia-thi-truong-
carbon-cua-viet-nam-13303-2401.html> [Truy cập ngày 10/04/2019]
16.Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, 2018b. “Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam” - Thúc đẩy nỗ lực tiết kiệm năng lượng ngành công nghiệp tại Việt Nam. [online] Có sẵn tại < http://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/- /chi-tiet/-chuong-trinh-nang-luong-phat-thai-thap-viet-nam-thuc-
%C4%91ay-no-luc-tiet-kiem-nang-luong-nganh-cong-nghiep-tai-viet-nam- 13312-2401.html> [Truy cập ngày 10/04/2019]
TIẾNG ANH
1. Asian Development Bank, 2015. Emmissions trading schemes and their linking: Challenges and opportunities in Asia and The Pacific. [online] Có sẵn tại https://books.google.com.vn/books?id=vIfIDAAAQBAJ&pg=PT75&lpg=PT 75&dq=The+price+of+New+Zealand+Units+fell+from+above+NZ$20+in+2 011+to+below+NZ$2+in+May+2013,+although+the+prices+have+since+par tially+recovered+to+around+NZ$6+in+2015.&source=bl&ots=BwDHPg_R 1W&sig=ACfU3U2v0xBo2ZKu7pAbbqTOnzSB29n- Bg&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwiGuaGXoY3hAhXQ7mEKHYCUBTAQ6 AEwAHoECAkQAQ#v=onepage&q=The%20price%20of%20New%20Zeal and%20Units%20fell%20from%20above%20NZ%2420%20in%202011%20 to%20below%20NZ%242%20in%20May%202013%2C%20although%20th e%20prices%20have%20since%20partially%20recovered%20to%20around
%20NZ%246%20in%202015.&f=false [Truy cập ngày 21/03/2019]
2. Carbon Market Data, 2019. EU ETS – Browse – Country List. [online] Có sẵn tại < https://www.carbonmarketdata.com> [Truy cập ngày 08/05/2019]
3. CFTC – Commodity Future Trading Commission, 2011. Report on the Oversight of Existing and Prospective Carbon Markets. [pdf] Có sẵn tại <
http://www.cftc.gov/ucm/groups/public/@swaps/documents/file/dfstudy_car bon_011811.pdf> [Truy cập ngày 22/03/2019]
4. Chevallier J., 2010. Carbon Prices during the EU ETS Phase II: Dynamics and Volume Analysis. [online] Có sẵn tại < https://halshs.archives-