hàng thường khó phát hiện sớm, khi phát hiện sai phạm của cán bộ đã phát sinh rủi
ro. Cán bộ có thể lợi dụng sự tín nhiệm của các cấp lãnh đạo, làm giả hồ sơ vay vốn
của khách hàng, giả mạo chữ ký, con dấu, hoặc thông đồng với khách hàng để nâng
giá trị tài sản đảm bảo, giả hồ sơ phương án vay vốn, ... để chiếm đoạt tài sản của
ngân hàng. Vụ việc điển hình mới xảy ra gần đây như Chu Ngọc Hải làm giả 562 bộ
hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt 114 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Krông Bông.
Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM. Đây là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV giai đoạn 2013-2018 tại chương kế tiếp.
23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng
kiến thiết Việt Nam, được thành lập ngày 26/04/1957 trực thuộc Bộ Tài chính. Từ khi
thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thay
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (giai đoạn năm 1981 đến 1990), Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến 05/2012), Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (từ khi cổ phần hóa vào ngày 30/5/2012 cho đến nay).
Trụ sở chính của BIDV được đặt tại Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Vốn điều lệ của BIDV tính đến thời điểm 31/12/2017 là 34.187.153 triệu đồng (95,28%), trong đó vốn Nhà nước là
32.573.242 triệu đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngoài thông qua phát hành cổ phiếu là 1.613.911 triệu đồng (4,72%).”