Hạn chế và nguyên nhân Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, Tỷ lệ nợ xấu của BIODV vẫn ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 96)

4 “Chi phí dự phòng rủi ro

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, Tỷ lệ nợ xấu của BIODV vẫn ở

định, Tỷ lệ nợ xấu của BIODV vẫn ở

60

mức trung bình ngành, năm 2018 là 1,8% và có xu hướng gia tăng trong những năm

đây. Bên cạnh đó, việc trích Dự phòng rủi ro cũng khá nhiều ảnh hưởng đến nguồn

vốn của BIDV. Điều này cho thấy công tác QLRRTD tại BIDV còn những điểm hạn chế, đó là:

Thứ nhất, chưa nhận diện được rủi ro tín dụng sớm, một số trường hợp khách

hàng đã phát sinh những dấu hiệu rủi ro như từng có nợ quá hạn, hồ sơ vay vốn sơ

sài, Hợp đồng kinh tế có dấu hiệu giả mạo, ... nhưng vẫn thực hiện cho vay.

Thứ hai, việc kiểm soát rủi ro tín dụng chưa triệt để. Tại một số chi nhánh, cán

bộ thực hiện không đúng theo quy định, làm giả hồ sơ vay vốn chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Tuy nhiên, khâu kiểm tra hồ sơ tín dụng thực hiện quá lỏng lẻo, cấp trên

tin tưởng cấp dưới dẫn tới không phát hiện sớm những trường hợp sai phạm để có

biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế phát sinh thiệt hại.

Thứ ba, công tác xử lý rủi ro tín dụng chưa đạt hiệu quả dẫn tới những khoản

lý.

Những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan sau:

Một là, công tác kiểm tra sau cho vay chưa được chú trọng: Việc kiểm tra khách hàng sau cho vay đôi khi chưa được thực hiện theo đúng quy định, cách thức

kiểm tra còn mang tính hình thức, thiếu hoạt động kiểm tra thực tế vật tư bảo đảm tiền vay và chưa bám sát thực trạng hiện hữu của tài sản bảo đảm là các động sản.

Nguyên nhân hạn chế nêu trên ngoài yếu tố chủ quan còn do nhiều yếu tố khách quan do khách hàng hoạt động xây lắp tại BIDV chiếm tỷ trọng lớn, vật tư hình thành từ vốn vay chủ yếu nằm tại công trình (công trình xây lắp trên địa bàn toàn quốc và nước ngoài), việc tới tận công trình kiểm tra là khó khăn và tốn kém. Do đó

việc kiểm tra sử dụng vốn vay hầu hết dựa trên chứng từ và dữ liệu nhập máy tại trụ

sở khách hàng, trường hợp có sự sai khác với thực tế sẽ rất khó để đánh giá.

Hai là, công tác quản lý khách hàng và phê duyệt tín dụng chưa đảm bảo tính

khách quan: Các cán bộ quản lý khách hàng tại BIDV sẽ được phân chia quản lý những khách hàng cụ thể, thông thường việc bố trí lại phân công quản lý khách

61

hàng chỉ có thay đổi nếu cán bộ quản lý khách hàng nghỉ thời hạn dài (nghỉ sinh, nghỉ để đi du học...). Việc quản lý khách hàng lâu năm có ưu điểm sẽ tạo mối quan

hệ thân quen với khách hàng, nắm bắt sâu thực trạng tài chính khách hàng. Nhưng

ngược lại sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro chủ quan, cả nể với khách hàng mà bỏ qua tính chặt chẽ khi yêu cầu hồ sơ tín dụng.

Ba là, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn tồn tại một số hạn chế: Hệ thống

xếp hạng tín dụng nội bộ mới được Hội sở chính BIDV áp dụng trên toàn hệ thống

kể từ ngày 01/01/2017 thay thế cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng trước đó (từ năm 2006). Mặc dù hệ thống mới có nhiều ưu điểm hơn, nhưng vẫn còn tồn đọng những hạn chế trong thực hiện hoạt động, cụ thể chưa bao quát hết thực trạng ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Nguồn thông tin đầu vào còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào sự trung thực của khách hàng cung cấp, riêng thông

tin tài chính hoàn toàn được lấy theo báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, nếu

các hạng mục tài chính không phù hợp với thực tiễn sẽ dẫn đến việc chấm điểm tài

chính không chính xác. Nhìn chung, hệ thống định hạng tín dụng nội bộ được coi là

một cơ sở để đánh giá khách hàng và xem xét cấp tín dụng, nhưng vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn công tác thẩm định, đánh giá của cán bộ tín

dụng.

Bốn là, Quy trình phê duyệt tín dụng tại BIDV được thực hiện theo quy trình phê duyệt tín dụng do Hội sở chính ban hành chưa tách bạch khâu đề xuất và thẩm

định tín dụng: Phòng Quản lý rủi ro tại các chi nhánh BIDV tuy thực hiện công tác phê duyệt tín dụng độc lập, nhưng vẫn thuộc sự quản lý điều hành của Ban Giám

đốc Chi nhánh và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về phân tích, nhận định đối với khoản vay.

Đồng thời, Hội đồng tín dụng cơ sở tại các chi nhánh BIDV (gồm Ban Giám đốc và

các Trưởng phòng Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng, Kế hoạch Tài chính và Khách hàng doanh nghiệp/cá nhân) nếu xét về góc độ lý thuyết sẽ thực hiện phê duyệt mang tính biểu quyết lấy theo số đông.”Nhưng trên thực tế công tác nhân sự, thi đua

khen thưởng... tại các Chi nhánh đều do Giám đốc Chi nhánh quyết định. Do đó việc cấp tín dụng qua thẩm định rủi ro đôi khi chưa đảm bảo tách bạch các khâu trong quản lý rủi ro. Đây là thực trạng chung của hầu hết các Chi nhánh của BIDV

62

do được phân cấp thẩm quyền và thực hiện theo quy trình tín dụng đã được ban hành từ Hội sở chính BIDV.

Ngoài các nguyên nhân chủ quan trên, một số nguyên nhân khách quan cũng

có tác động đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV:

Một là, cơ chế chính sách của NHNN về bảo đảm tiền vay và xử lý nợ xấu chưa phù hợp: Mặc dù tài sản đã thực hiện đầy đủ các thủ tục thế chấp tại ngân hàng, nhưng khi khách hàng không có thiện chí trả nợ, ngân hàng vẫn không tự định

đoạt được mà phải khởi kiện ra tòa, dẫn tới thời gian xử lý tài sản thu hồi nợ luôn kéo dài, tốn kém nhiều thời gian và chi phí cho ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nhiều khoản nợ xấu tại BIDV mặc dù có TSBĐ, nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm để thu hồi nợ.”

Hai là, thiếu thông tin tín dụng: Cán bộ QLKH hiện nay thu thập thông tin về khách hàng thông qua các kênh như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), qua phỏng

vấn và làm việc trực tiếp với khách hàng, qua đối tác của khách hàng ... Thông tin nhiều khi còn có những sai lệch mà nếu không nắm bắt được thông tin chính xác một cách kịp thời sẽ có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, CIC vẫn chưa cập

nhật được các thông tin về khách hàng một cách kịp thời do quy trình thủ tục cũng

như việc hợp tác giữa các NHTM còn chưa chặt chẽ, nên nguồn thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, chưa phải là nguồn thông tin chính. Việc khai thác sử dụng nguồn thông tin chưa trở thành công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa và hạn chế

rủi ro. Xuất phát từ việc đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, Chương 2 của luận văn đã phân

tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV giai đoạn 2013-2018, từ đó đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công

tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV trong chương 3 của luận văn. 63

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)