Thành tựu đạt đƣợc Về cơ bản, hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng của một Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 92)

4 “Chi phí dự phòng rủi ro

2.4.1. Thành tựu đạt đƣợc Về cơ bản, hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng của một Ngân hàng

dụng của một Ngân hàng

thương mại được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn của Ngân hàng đó. Mặc dù tổng giá trị nợ quá hạn của BIDV có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2013-2018, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do tổng dư nợ của BIDV tăng cao qua các năm. Điều này cho thấy 55

công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV nhìn chung đã đem lại hiệu quả trong giai đoạn 2013-2018.

* So sánh với một số tổ chức tín dụng khác: Bảng 2.12. Nợ xấu tại một số TCTD năm 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Tổng nợ xấu 2017 2018 Thay

đổi (%) 2017 2018

Thay đổi (%)

BIDV 2.670 4.746 77,75 4.807 5.849 21,68 4.680 6.606 41,15 12.157 17.201 41,49 Vietin bank 1.242 2.128 71,34 2.550 2.053 (19,49) 5.184 9.454 82,37 8.976 13.635 51,91 VCB 684 291 (57,46) 3.584 1.160 (67,63) 1.902 4.738 149,11 6.170 6.189 0,31 SCB 590 186 (68,47) 600 250 (58,33) 8.277 4.554 (44,98) 9.467 4.990 (47.29) ACB 314 150 (52,23) 275 336 22,18 783 1.153 47,25 1.372 1.639 19,46 MBbank 708 872 23,16 663 704 6,18 813 959 17,96 2.184 2.535 16,07 TCB 575 238 (58,61) 456 863 89,25 1.553 1.703 9,66 2.584 2.804 8,51 VPbank 1.432 1.467 2,44 1.479 1.262 (14,67) 1.048 1.853 76,81 3.959 4.582 15,74

HDbank 309 272 (11,97) 216 235 8,80 516 707 37,02 1.041 1.214 16,62 (Nguồn: BCTC kiểm toán của các

TCTD năm 2018)

Nhóm ngân hàng TMCP Nhà nước chiếm áp đảo quy mô nợ xấu trong hệ

thống khi đều nằm trong top. Cụ thể, BIDV là ngân hàng có tổng nợ xấu cao nhất tính đến cuối năm 2018, với tỷ lệ nợ xấu tăng 41,49%. Trong khi đó, VietinBank liền sau đó với khoảng 13.635 tỷ đồng, tăng đến 51,91%; Vietcombank khoảng 6.189 tỷ đồng, tăng 0,31%.

Sacombank là Khối ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoài Nhà nước có tổng nợ xấu cao nhất với 4.990 tỷ đồng mặc dù tổng nợ xấu giảm tới 47,29% so với năm

2017. Ta có thể thấy ở Hình 2.5 bên dưới, BIDV có tỷ lệ nợ xấu ở mức tương đối cao so với các ngân hàng khác và tỷ lệ nợ xấu năm 2018 tăng cao hơn so với năm 2017 cho thấy tốc độ gia tăng nợ xấu lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Thay đổi (%) 2017 2018 Thay đổi (%) 2017 2018 5.00% 4.50% 4.00% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% Tỷ lệ nợ xấu 2017 1.50% Tỷ lệ nợ xấu 2018 1.00% 0.50% 0.00%

Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của một số TCTD năm 2017-2018

(Nguồn: BCTC kiểm toán của các TCTD năm 2018)

Có 3/9 ngân hàng tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm 2017 là Sacombank và HD Bank. Với Sacombank đây là dấu hiệu tích cực khi tỷ lệ này đã giảm đáng kể so với

tỷ lệ nợ xấu 4,37% của năm 2017.

VP Bank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu năm 2018 cao nhất trong 9 ngân hàng,

năm 2017 và 2018 lần lượt là 2,87% và 2,72%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm trong năm 2018 nhưng vẫn rất cao, gần chạm mức

3%.

đạt được một số thành tựu nhất định:

Một là, các Chi nhánh luôn chủ động tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trước khi lập hồ sơ tín dụng và thẩm định chi tiết. Đối với các khách hàng có các dấu hiệu rủi ro ở mức cao, Chi nhánh sẽ thực hiện từ chối cấp tín

dụng, góp phần giảm thời gian thẩm định, nâng cao hiệu quả công việc.

Ví dụ: Tháng 05/2018 Chi nhánh BIDV Dĩ An Bình Dương đã thực hiện tiếp cận khách hàng là Công ty TNHH May mặc Leading Star Việt Nam (có nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh). Tuy nhiên, trong quá

57

trình tiếp cận, nhận thấy công ty có lỗ trong năm tài chính gần nhất, lỗ lũy kế ở mức

cao, mức độ nợ gia tăng thường xuyên (hệ số nợ thời điểm 31/12/2017 là 7,15 lần),

và bị mất cân đối tài chính, Chi nhánh BIDV Dĩ An Bình Dương đã từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng này.

Hai là, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín

dụng. Đây không chỉ là thành tựu trong khâu nhận diện rủi ro tín dụng mà còn là thành tựu trong tất cả các khâu của hoạt động ngân hàng. Trong thời gian qua, BIDV đã thực hiện thi tuyển cán bộ nghiệp vụ với các tiêu chuẩn cụ thể, công khai.

Thường xuyên cử cán bộ đi học tập các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ do Trường

đạo

BIDV luôn quan tâm tới việc giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, có khen thưởng kịp thời. Nhờ đó, khả năng nhận diện rủi ro tín dụng của các cán bộ

cũng được nâng cao hơn.

Cụ thể: tiêu chuẩn tối thiểu đối với các chuyên viên quản lý khách hàng là tốt nghiệp đại học chính quy, hệ tập trung dài hạn loại khá trở lên, trình độ tiếng anh tối

thiểu là tiếng anh C hoặc tương đương trở lên. Ngoài ra, các kỳ thi kiểm tra năng lực chuyên môn được tổ chức thường

xuyên,...

Trong khâu kiểm soát rủi ro tín dụng, một số thành tựu mà BIDV đã đạt được

như sau: Một là, BIDV đã vận hành tốt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới

(triển

khai trên toàn hệ thống BIDV từ ngày 01/01/2017). Hệ thống này mang tính khách quan hơn hệ thống định hạng cũ khi căn cứ theo chức năng nhiệm vụ công việc thực

hiện trong quy trình tín dụng, các chỉ tiêu tín dụng sẽ được nhập dữ liệu từ nhiều bộ

phận tín dụng tại Chi nhánh và các Ban tại Hội sở chính thay vì do duy nhất Phòng

khách hàng doanh nghiệp/phòng khách hàng cá nhân/phòng giao dịch tại Chi nhánh

nhập toàn bộ dữ liệu như trước đây. Khi đưa vào áp dụng hệ thống định hạng mới

này, BIDV đã tuân thủ đầy đủ các quy định về nhập số liệu hệ thống cho toàn bộ khách hàng, qua đó góp phần phản ánh đúng thực trạng nhóm nợ tại Chi nhánh,

làm

cơ sở áp dụng chính sách cấp tín dụng, phê duyệt tín dụng và trích lập dự phòng rủi

58

ro đối với khách hàng.

Hai là, gia tăng tỷ lệ cho vay có TSBĐ: Tỷ trọng TSBĐ trên tổng dư nợ vay của BIDV các năm qua ở mức tương đối cao, bình quân khoảng 139,81%. Lượng tài sản lớn nhất của BIDV thường tập trung ở loại hình bất động

sản.

TSBĐ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng. Giá trị tài sản định giá sau khi nhân hệ số quy đổi tùy thuộc vào từng loại hình (Tiền gửi ngân hàng và Giấy tờ có giá hệ số 0,9 đến 1; Bất động sản hệ số 0,8

đến 0,9; Máy móc thiết bị hệ số 0,7; Cổ phiếu đã niêm yết hệ số 0,5...) là yếu tố giảm trừ khi tính số dự phòng rủi ro cụ thể đối với khoản vay. Do đó, khi tăng giá trị tài sản bảo đảm nợ vay sẽ góp phần tăng lợi nhuận hoạt động của BIDV thông qua việc giảm số tiền dự phòng rủi ro cụ thể phải trích theo quy

định.

Ba là, thành tựu trong công tác kiểm tra nắm bắt tình hình tài chính khách hàng: Các Chi nhánh luôn chủ động bám sát thực tế tình hình sản xuất kinh doanh

của khách hàng để kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn phù hợp

như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, áp dụng mức lãi suất/phí phù hợp... Qua đó góp phần duy trì chất lượng tín dụng tốt, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chung của cả nước còn nhiều khó khăn trong những năm gần

đây.

Đối với khâu xử lý rủi ro tín dụng, BIDV cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định:

Thứ nhất, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định: năm 2016 BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN của NHNN.

Cụ thể: số dư trích lập dự phòng rủi ro cuối năm 2018 là 11.494 tỷ đồng, tương đương 66,81% tổng nợ xấu thời điểm 31/12/2018, trong đó các khoản vay khi

chuyển nợ nhóm 5 đều cơ bản đã được trích dự phòng đủ 100% để làm cơ sở chuyển hạch toán nợ ngoại bảng.

Thứ hai, trong quá trình cấp tín dụng, Chi nhánh luôn chủ động bám sát tình 59

hình tài chính và dòng tiền của khách hàng để có các ứng xử tín dụng kịp thời. Đối

với các khách hàng có nguồn thu từ các phương án kinh doanh/hợp đồng kinh tế do

BIDV tài trợ nhưng đang gặp khó khăn tạm thời do nguồn thanh toán về chậm hơn

kế hoạch ban đầu, dẫn tới chưa cân đối được nguồn vốn thanh toán cho ngân hàng.

BIDV đã tích cực phối hợp với khách hàng để gia hạn nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng và tránh việc phát sinh thêm lãi phạt trả quá hạn, giảm áp lực tài

chính cho khách hàng.

Ví dụ: Cuối năm 2014, nhận thấy hoạt động của Công ty Cổ phần Công nghiệp

Thương mại và Dịch vụ Y tế Phúc Thái có hướng giảm sút, Chi nhánh BIDV Tràng An

đã thực hiện gia hạn nợ, đồng thời thực hiện miễn lãi phạt quá hạn đối với khách hàng

để giảm áp lực trả nợ. Nhờ đó, đến cuối năm 2017, công ty đã thanh toán toàn bộ khoản gốc quá hạn cho BIDV.

Thứ ba, Đối với các khách hàng gặp khó khăn về tài chính và không có khả năng hồi phục và trả nợ, BIDV (đầu mối là Trung tâm xử lý nợ) đã thực hiện rà soát

hồ sơ, bám sát thực trạng tài sản bảo đảm để xem xét khả năng phát mại tài sản nhằm thu hồi tối đa vốn vay, giảm thiểu tổn thất cho BIDV.”

Ví dụ: Tháng 05/2017, hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chế biến Nông sản và XNK Thanh Hiền trở nên khó khăn, công ty liên tiếp không trả được nợ đến hạn cho BIDV và các tổ chức tín dụng khác. Xét thấy công ty không còn khả năng trả nợ, Trung tâm xử lý nợ BIDV đã phối hợp với Chi nhánh BIDV Mỹ Phước và khách hàng để phát mại tài sản, nhằm thu hồi tối đa nợ vay. Đến tháng 09/2018, BIDV đã phát mại thành công tài sản của Công ty, xử lý toàn bộ phần nợ gốc quá hạn của khách hàng tại BIDV.

Thứ tư, BIDV đã thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để hỗ trợ ngân hàng trong công tác phát mại và bán đấu giá tài sản. Điều này giúp cho BIDV

chủ động hơn trong công tác xử lý các khoản nợ xấu, tập trung nguồn lực và nhân

sự trong công tác thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)