Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của một NHTM, trong đó
15
có bốn chỉ tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ cho vay
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN:”“Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”.
Hiểu một cách cụ thể hơn, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ
nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.”Nợ quá hạn có thể là nợ nhóm 1 -“Nợ đủ tiêu chuẩn
(đối với trường hợp khoản vay quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi bị quá hạn);”hoặc các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 cũng chưa chắc đã là nợ quá hạn (trong trường hợp nợ đã được điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn trả nợ).
Song song với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn cũng phản ánh khả năng
quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ. Đây
là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và là dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ chuyển nợ xấu của một khoản vay trong tương lai. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược
lại.”
Thứ hai, chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu x 100% Tổng dư nợ cho vay
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước: nợ xấu là nợ thuộc
nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.”Tỷ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao, mức độ rủi ro càng cao.
Thứ ba, chỉ tiêu Hệ số rủi ro tín dụng
Công thức tính hệ số rủi ro tín dụng như sau:
Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ x 100% Tổng tài sản có 16
Hệ số này phản ánh tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có. Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn, lợi nhuận sẽ càng lớn nhưng đồng
thời rủi ro tín dụng cũng càng cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được phân thành 03 nhóm:”
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đối với các khách hàng lớn, được các NHTM đánh giá là khách hàng tốt, các
NHTM thường áp dụng mức lãi suất ưu đãi để đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác, do đó NIM tín dụng không cao.”
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là các khoản tín dụng thưởng chiếm tỷ trọng cao trong
tổng dư nợ cho vay của NHTM.”
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng (ví dụ
các khoản cho vay tín chấp, các khoản cho vay các lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn).
Tùy vào khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng mà quy mô các khoản tín dụng này có thể
cao hoặc thấp so với tổng dư nợ của ngân hàng đó.”
Thứ tư, chỉ tiêu Hệ số khả năng bù đắp rủi ro
Để phòng ngừa và giảm thiểu mức độ thiệt hại của RRTD, các ngân hàng luôn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, đây là số tiền được hạch toán vào chi phí hoạt động.”Dự phòng rủi ro trích lập gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung,” trong đó:
+ Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.”
Ri = (Ai - Ci) x r
Ai: Số dư nợ gốc thứ i.
17
Ci: giá trị khấu trừ của TSBĐ của khoản nợ thứ i.
r: “tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm (Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50% và Nhóm 5: 100%). »
Trường hợp Ci > Ai: Ri được tính bằng 0.
+ Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.”
Khả năng bù đắp RRTD = Tổng dự phòng RRTD được trích lập x 100% Tổng nợ xấu
Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng khi khoản
nợ xấu không thể thu hồi được. Hệ số này càng cao, khả năng hoạt động của ngân
hàng càng ít chịu tác động trước diễn biến không tốt của khoản nợ xấu.