Cơ chế, chính sách trong hoạt động tín dụng tại BIDV Tùy theo từng loại khách hàng, lĩnh vực tài trợ, mục đích và quy mô của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

từng loại khách hàng, lĩnh vực tài trợ, mục đích và quy mô của

khoản vay mà công tác quản lý rủi ro tại BIDV được thực hiện qua các bước khác nhau (việc phê duyệt cấp tín dụng và xử lý rủi ro được phê duyệt bởi các cấp khác

nhau): Khách hàng tại BIDV được chia thành 3 loại gồm:

Khách hàng loại 1: là khách hàng doanh nghiệp/Định chế tài chính không phải là TCTD xếp hạng tín dụng nội bộ từ BB trở lên và được phân loại nợ nhóm 1

tại BIDV (trừ các khách hàng là doanh nghiệp tư nhân/chủ doanh nghiệp tư nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV dưới 6 tháng hoặc đã ngừng quan hệ tín dụng với BIDV từ 12 tháng trở lên).

Khách hàng loại 2: là khách hàng doanh nghiệp/Định chế tài chính không phải là TCTD không thuộc khách hàng loại 1, doanh nghiệp tư nhân/chủ doanh nghiệp tư nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Khách hàng loại 3: là khách hàng bán lẻ, khách hàng tổ chức khác (đơn vị sự

nghiệp công lập có thu, hợp tác xã và các tổ chức khác không phải là doanh nghiệp).

Trong ba nhóm khách hàng trên, nhóm khách hàng loại 2 là nhóm khách hàng

được BIDV đánh giá có mức độ rủi ro cao nhất do đang có nợ quá hạn tại BIDV, hoặc các khách hàng mới, thời gian quan hệ tín dụng chưa đủ lâu do đó BIDV chưa

đánh giá được một cách chắc chắn về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, uy

tín... của khách hàng.

Về lĩnh vực tài trợ, đối với ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro như ngành kinh doanh bất động sản, BIDV đã ban hành các nghị quyết, văn bản hướng dẫn riêng về thẩm

quyền phê duyệt cũng như các điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng. Ngoài ra

hàng năm BIDV còn ban hành nghị quyết về giới hạn ngành, các ngành có dư nợ cấp tín dụng vượt giới hạn ngành mà HĐQT đã phê duyệt sẽ phải hạn chế tăng mới

và được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Hiện tại hệ thống BIDV gồm 189 chi nhánh được phân thành 9 nhóm để áp dụng mức thẩm quyền cấp tín dụng khác nhau căn cứ vào quy mô và chất lượng

cấp

tín dụng của mỗi chi nhánh. Trong đó, tổng giới hạn tín dụng được cấp đối với một

khách hàng (không bao gồm các khoản cấp tín dụng được bảo đảm 100% bằng tiền

gửi tại BIDV) tại chi nhánh nhóm 1 là 110 tỷ đồng, tại chi nhánh nhóm 9 là 30 tỷ đồng (mức thẩm quyền được phép phê duyệt tại chi nhánh, không phải qua Hội sở

chính). Hàng năm, Ban quản lý tín dụng kết hợp với Ban Quản lý rủi ro tín dụng sẽ

tiến hành đánh giá lại tình hình hoạt động tín dụng của các chi nhánh để xem xét, quyết định thay đổi/giữ nguyên mức thẩm quyền được

giao.

Đối với các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh, các chi nhánh

sẽ phải thực hiện trình cấp có thẩm quyền tại Hội sở chính (qua Ban Quản lý rủi ro

tín dụng) phê duyệt.

25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)