Định hƣớng công tác quản lý rủi ro tín dụng Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 105)

4 “Chi phí dự phòng rủi ro

3.1.2. Định hƣớng công tác quản lý rủi ro tín dụng Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn

doanh ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn

chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế như Việt Nam

bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản lý rủi ro còn

hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp... Do đó việc xây dựng một mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, cân bằng lợi nhuận – rủi ro, đảm bảo tăng trưởng kinh doanh bền vững, hướng đến chuẩn mực

quốc tế.”

Nhận thức rõ sự cần thiết của công tác quản lý rủi ro tín dụng, BIDV đã thúc đẩy triển khai thống nhất trong toàn hệ thống bao

gồm:

Thứ nhất, về mô hình tổ chức: BIDV xây dựng mô hình 3 vòng kiểm soát về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc, trong đó: (i) Vòng 1 là Chi nhánh và các đơn vị trụ sở chính quản lý theo nghiệp vụ, (ii) Vòng 2 là các đơn vị thuộc khối quản lý rủi

ro và (iii) Vòng 3 là kiểm toán/kiểm tra nội bộ đã được triển khai ứng dụng và bước

đầu phát huy hiệu quả. Ngoài ra, BIDV cũng triển khai công tác kiểm tra theo trục dọc, tăng cường công tác phối kết hợp giữa kiểm toán/kiểm tra nội bộ và các đơn vị

Vòng 1, Vòng 2 tận dụng tối đa nguồn lực. Việc ứng dụng mô hình 3 vòng kiểm soát góp phần giảm sự chồng chéo trong công việc, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị, đồng thời tăng hiệu quả QTRRTD và năng suất hoạt động thông

qua sự kết nối tại các đầu mối.

Thứ hai, về văn bản chính sách: Trong bối cảnh nhiều quy định của pháp luật

cũng như của cơ quan quản lý có tính hiệu lực tức thời, thậm chí là chồng chéo và

mâu thuẫn tác động đến hoạt động ngân hàng. BIDV luôn bám sát, nghiên cứu, đánh giá tác động và kịp thời ban hành, điều chỉnh các quy định, quy trình, sản phẩm, các văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống, xử lý tác nghiệp. Các đơn vị tại

Hội sở chính cũng tăng cường hỗ trợ Chi nhánh trên nhiều phương diện để giải quyết nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh thông qua

các công tác tư vấn hoạt động kinh doanh, tố tụng, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản... đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của khách hàng và ngân hàng.

Thứ ba, về việc nâng cao văn hoá, nhận thức quản lý rủi ro: QTRRTD chỉ thành công khi gắn liền với nâng cao văn hóa, ý thức tuân thủ quản lý rủi ro. Để đẩy

mạnh hiện thực hóa, những năm qua, BIDV đã đa dạng hóa các hình thức đào tạo,

truyền thông, không giới hạn ở những buổi đào tạo trực tiếp, mà còn được thực hiện

bằng nhiều phương thức khác nhau như đào tạo tập trung về rủi ro tín dụng, rủi ro

hoạt động, truyền tải các thông điệp quản lý rủi ro hoạt động, trao giải các sáng kiến

quản lý rủi ro hoạt động, tổ chức các buổi tọa đàm.

Thứ tư, về hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin: BIDV là một trong mười ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lựa chọn thực hiện các phương pháp tiên tiến nhất trong việc triển khai Basel II. Với định hướng triển khai Basel II, nhiều dự án quan trọng của BIDV về quản lý rủi ro đã được triển khai và đạt được những kết quả ấn tượng. Theo đó, BIDV đã hoàn thành các phương pháp

tính vốn cho các rủi ro trọng yếu, các phương pháp đo lường và theo dõi rủi ro 66

thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với

hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, để hoàn thiện hơn nữa mô hình quản lý rủi ro tín dụng, BIDV xây dựng định hướng trong hoạt động bao gồm năm yếu tố như

sau :

Một là, quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện một cách toàn diện, nhất quán và đồng bộ. Toàn diện trong nhận dạng đầy đủ và chính xác các nguyên nhân

gây ra

rủi ro tín dụng, đặc biệt là các nguyên nhân gốc rễ để có giải pháp phòng ngừa và hạn chế có hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng. Nhận diện một cách toàn diện các rủi ro tín dụng là một yêu cầu không dễ dàng bởi tính đa dạng của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, cũng như do bản chất hoạt động kinh doanh

ngân hàng luôn tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng. Quản lý rủi ro tín dụng cần

được hiểu nhất quán là công cụ hữu hiệu để đảm bảo mở rộng đầu tư tín dụng một

cách hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng chứ không phải là nguyên nhân gây ra

tình trạng thu hẹp đầu tư tín dụng, e ngại không căn cứ đến tính trạng co cụm tín dụng, sợ trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

BIDV.”

Hai là, quản lý rủi ro tính dụng hướng đến đảm bảo đến an toàn trong hoạt động tín dụng. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của BIDV có xu hướng tăng mạnh. Sự tăng trưởng này đặt ra một thách thức thực sự trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tính cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và an toàn trong đầu

tư tín dụng. Điều đó đặt ra sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của

quản lý rủi ro tín dụng, coi đó là giải pháp then chốt để phát triển tín dụng an toàn, cân đối giữa yêu cầu tăng trưởng về mặt lượng trong mối quan hệ cân đối về mặt chất của hoạt động tín dụng.

cứu

chọn lọc các nguyên tắc, kinh nghiệm, công nghệ về phòng ngừa và hạn chế rủi ro

tín dụng, nhất là quản lý rủi ro tín dụng. Đây là một đòi hỏi khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế để đáp ứng các yêu cầu trong môi trường kinh doanh đa dạng

và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới

67

là con đường ngắn nhất để tiếp cận và hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Sự hội

nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu phải chuẩn hóa theo thông lệ và chuẩn mức quốc tế, nếu không các ngân hàng Việt Nam sẽ khó lòng cạnh tranh được, có nguy cơ mất đi những thị phần tín dụng an toàn, buộc phải

đầu tư vào phân khúc thị trường đầy rủi ro. Với định hướng phát triển thành một tập

đoàn tài chính đa năng, tầm hoạt động không chỉ bó gọn trọng phạm vi quốc gia mà

phát triển ra cả khu vực và thế giới, việc phát triển theo các chuẩn mực quốc tế là đòi hỏi để hội nhập và cạnh tranh trên thương

trường.

Bốn là, quan tâm đến yếu tố đặc thù khi xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu cũng lưu ý đến tính đặc thù khi xây dựng

bộ máy tổ chức cũng như quy trình xét duyệt khoản vay để đảm bảo tính phù hợp với điều kiện riêng của mỗi ngân hàng. Một mô hình quản lý rủi ro tín dụng tốt là

mô hình có khả năng vận hành tốt trong môi trường hoạt động của mình (con người,

văn hóa, các đặc tính cá nhân trong tổ chức...). Có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro

tín dụng một cách hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng. Một sự bất

hợp lý trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro có nguy cơ phá hỏng mọi nỗ lực đổi mới nhằm tiếp cận những tiến bộ để nâng cao chất lượng tín

dụng.

Năm là, chú trọng đến yếu tố con người trong xây dựng các giải pháp để nâng

cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng.“Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra những tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực, yếu kém. Khả năng phòng ngừa và kiểm soát rủi ro từ thiên tai, dịch họa, những rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa được thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là rất hạn chế, vì vậy chỉ có thể nâng cao hiệu quả của quản lý rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản lý rủi ro tín dụng. Một mô hình quản lý rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng

nề.

68

ra ba nội dung biện pháp tái cơ cấu:”

Thứ nhất, tập trung xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu tỷ lệ nợ xấu kiểm soát được ở mức <2% đến năm

2020.” Thứ hai, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô và cơ cấu kỳ

hạn

của nguồn vốn cũng như tuân thủ theo chỉ đạo điều hành của Nhà nước trong từng thời

kỳ.

Thứ ba, cơ cấu lại danh mục tín dụng theo nghành nghề, lĩnh vực và đối tượng

khách hàng theo hướng ưu tiên các nghành, lĩnh vực được Nhà nước chú trọng hỗ

trợ và phát triển. Lựa chọn khách hàng tốt, giảm cho vay đối với những lĩnh vực rủi

ro cao tập trung vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)