4 “Chi phí dự phòng rủi ro
2.2.1. Các nhân tố khách quan Một là, môi trường kinh doanh gặp khó khăn, tình hình kinh doanh và tà
khăn, tình hình kinh doanh và tài
chính của doanh nghiệp suy giảm. Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn
đề lạm phát cao. Hàng tồn kho nhiều dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay có
năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và
khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời
tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh
doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, lãi
suất ngân hàng có lúc lên trên 20%/ năm dẫn đến hệ quả nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không thể trả nợ ngân hàng. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có sự
khôi phục khi năm 2018 đạt mức khá cao là 7,08%, cao nhất từ năm 2008 tuy nhiên,
sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hai là, pháp lý về việc xử lý tài sản đảm bảo còn rắc rối. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khâu xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM. Đối với vấn đề xử lý
tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ vay: các NHTM phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tốn kém chi phí cho việc khiếu kiện đòi xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ vay của khách hàng. Hơn nữa, tại nhiều địa
phương sự quá tải ở tòa án, sự quan liêu của cán bộ thực thi pháp luật, sự kháng cự
của bên vay vốn,....cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi 33
nợ. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT của Vietcombank, “Thời gian bình quân để giải quyết tranh chấp thông qua tòa án phải mất tới 2 năm thậm chí có những vụ ngân hàng đã phải theo đuổi tới 7 năm. Sau đó, quá trình thi hành án lại mất khoản 2-3 năm nữa”.”Do vậy, môi trường pháp lý thuận lợi cũng tạo điều kiện không nhỏ đến việc triển khai công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân
hàng. 2.2.2. Các nhân tố chủ quan
Một là, do chính sách kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, do đó các ngân hàng đều
đặt ra các mục tiêu tăng trưởng tín dụng với tốc độ khá cao, ví dụ BIDV đặt mục tiêu 12%, ACB, MB, Techcombank đặt mục tiêu 13%, đặc biệt Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng 15%. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, rủi ro
phát sinh nợ xấu cũng tăng theo do áp lực về chỉ tiêu có thể khiến các ngân hàng nới
lỏng khâu thẩm định hay chính sách cho vay, làm tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu.
Hai là, việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay được thực hiện chưa triệt để, chưa làm rõ được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Việc kiểm tra giám sát sau vay vô cùng quan trọng vì nó giúp đánh giá chính xác mục đích sử dụng vốn
vay của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng có sự biến động bất thường
hay không. Tuy nhiên, công tác này thường không được xem trọng, việc đánh giá được thực hiện qua loa, không sát sao, cụ thể mặc dù BIDV đã có những quy định
về tần suất, nội dung kiểm tra sau cho vay. Do đó, cán bộ thường không phát hiện được sớm những bất ổn về tình hình tài chính của khách hàng, hoặc khách hàng đã
sử dụng tiền với mục đích khác với mục đích giải ngân, dẫn tới phát sinh các khoản
nợ quá hạn.
Ba là, các quy định về biện pháp xử lý rủi ro cũng như các chế tài xử phạt đối với các cán bộ và/hoặc lãnh đạo liên quan khi không thực hiện các biện pháp xử lý
rủi ro kịp thời. Trường hợp phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu, cán bộ ngân hàng phải thực hiện các biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, do chế tài xử phạt cán bộ gây ra nợ
xấu chưa đầy đủ, rõ ràng, do đó, cán bộ ngân hàng thường có xu hướng đòi nợ chưa
34
trạng quá hạn của khoản vay nghiêm trọng hơn.
Bốn là, quy trình thẩm định, chính sách cấp tín dụng tại BIDV hiện nay còn giao rất nhiều quyền hạn phê duyệt tín dụng cho các chi nhánh. Bộ phận Quản lý rủi ro có chức năng thẩm định tín dụng được đặt tại các chi nhánh và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh. Do đó, khâu thẩm định tín dụng đôi lúc thiếu tính khách quan do áp lực chỉ tiêu, hoàn thành kế hoạch kinh
doanh.
Năm là, rủi ro đạo đức của một số cán bộ BIDV. Trong quá khứ, từng có một số trường hợp cán bộ BIDV thông đồng với khách hàng làm giả hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những rủi ro đã gây ra những tổn thất cả về tài chính, hình ảnh và uy tín của BIDV, gây ra những khoản nợ xấu khó đòi tại ngân
hàng. 2.3. Tình hình công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam