Quу trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút khách lẻ nội địa quay trở lại khách sạn sài gòn – hạ long (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Quу trình thực hiện nghiên cứu

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu về các nghiên cứu trước đó để thu thập thơng tin xây dựng cơ sở lý thuyết phù hợp. Từ đó xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp với sự hài lòng và ý định quay lại của du khách.

Bước 2: Thiết kế mơ hình nghiên cứu: Đưa ra trình tự các biến quan sát tác động, ảnh hưởng đến biến phụ thuộc để quá trình nghiên cứu được chuẩn xác nhất.

Bước 3: Thiết kế bảng hỏi: Dựa vào các nghiên cứu trước để thiết kế, tổng hợp các thang đo cơ bản.

Bước 4: Nghiên cứu sơ bộ: Trao đổi thảo luận với các chuyên gia để điều chỉnh thang đo sao cho phù hợp.

- Dựa trên những nghiên cứu trước, đưa ra bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert. - Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

- Tiến hành chạy thử nghiệm để phát hiện ra điểm bất cập và lỗi cơ bản của bảng hỏi.

Bước 6: Thiết kế bảng hỏi cuối cùng: Tiến hành sửa chữa và xây dựng bảng hỏi hoàn chỉnh, nội dung được trình bày ở mục thiết kế bảng hỏi.

Bước 7: Tiến hành điều tra – nghiên cứu chính thức: Sau khi có bảng hỏi chính thức, tiến hành khảo sát bằng cách in ra và phát trực tiếp cho các du khách hiện đang du lịch tại Quy Nhơn tại các bãi biển, các điểm du lịch…

Bước 8: Tổng hợp và xử lý dữ liệu: Sau khi đã có được dữ liệu đầy đủ, tiến hành tổng hợp, làm sạch dữ liệu, loại bỏ những bảng hỏi khơng đạt u cầu, mã hóa nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS.

Bước 9: Phân tích thống kê mơ tả: Thực hiện thống kê mơ tả để tìm ra các đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Ngồi ra thống kê mơ tả cịn cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. (Huysamen, 1998).

Bước 10: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm xác định độ tin cậy của thang đo, loại bỏ các biến không phù hợp.

Bước 11: Phân tích nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố khám phá nhằm xác định các nhóm biến quan sát, loại bỏ các biến không phù hợp.

Bước 12: Mơ hình nghiên cứu và hiệu chỉnh: Sau khi thực hiện những bước phân tích trên, tiến hành hiệu chỉnh lại mơ hình sao cho phù hợp với các biến.

Bước 13: Phân tích tương quan Pearson: Phân tích tương quan để xác định các biến quan sát ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc, có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không.

Bước 14: Phân tích hồi quy đa biến: Phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định sự phù hợp của mơ hình, và biết được cụ thể trọng số của từng thành phần trong biến quan sát tác động đến biến phụ thuộc.

Bước 15: Kiểm định sự khác biệt các biến bằng ANOVA: Mục đích của phân tích ANOVA là để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là 5%.

Bước 16: Gợi ý và đề xuất kiến nghị: Sau khi đã phân tích xong, tiến hành đề xuất các kiến nghị cho những phân tích trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút khách lẻ nội địa quay trở lại khách sạn sài gòn – hạ long (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)