Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của nhóm sinh viên tại các trường đại học KHXH NV (Trang 46 - 48)

Sự bùng nổ của internet, lượng người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội (MXH) ngày càng lớn với tốc độ gia tăng nhanh chóng đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam cần có những thay đổi rất căn bản trong chiến lược kinh doanh. Có thể

39

nói công nghệ số đã có ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người. Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cầm tay có kết nối internet ngày càng phổ biến và trở thành “vật bất ly thân” của rất nhiều người. Điều này dẫn đến việc Mạng xã hội sẽ là “mỏ vàng” để các Doanh nghiệp lưu tâm.

Sự thay đổi hành vi tiêu dùng do ảnh hưởng của Mạng xã hội: Việc lên ngôi nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, đặc biệt là điện thoại thông minh và máy tính bảng, sự xuất hiện của mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Zalo, Viber, What‟s app... là các yếu tố đặc biệt quan trọng khiến hành vi tiêu dùng của con người chuyển dịch. Có thể thấy, các xu hướng tiêu dùng hiện đại như: Mua hàng online, tiếp nhận thông tin trên MXH thay vì nguồn tin truyền thống, kết nối nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn và bị ảnh hưởng dây chuyền kiểu “hiệu ứng đám đông” nhiều hơn.

Sự phát triển của công nghệ cũng mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn trong việc truy cập nội dung số, tiếp nhận thông tin theo nhu cầu. Xem gì, ở đâu, trên thiết bị gì, chủ động tìm kiếm các nguồn cung cấp nội dung số là thói quen tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng hiện nay. Trong khi đó, chỉ 7 năm trước, người tiêu dùng hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn thông tin truyền thống.

Sự cạnh tranh để thu hút người dùng giữa các trang mạng xã hội ngày càng gay gắt đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Các chức năng quảng cáo sẽ được cải tiến, chi phí quảng cáo cạnh tranh…giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với người tiêu dùng.

Sự chưa hoàn thiện của bộ luật quản lý mạng xã hội, các quy định, nghị định của Nhà nước có thể tác động đến tâm lý doanh nghiệp khi họ có thể sử dụng các “lỗ hổng” để tìm kiếm cơ hội kinh doanh hoặc có tâm lý e dè khi thực hiện các chiến lược truyền thông. Hiện tại Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng yêu cầu cá nhân và tổ chức tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội. Từ 01/01/2019, Nhà nước Việt Nam ban hành Luật số 24/2018/QH14 gọi là Bộ Luật An Ninh Mạng, bộ luật này tác động đến hoạt động

40

truyền thông qua Mạng xã hội của Doanh nghiệp. Qua Bộ luật này, doanh nghiệp cần khai báo đầy đủ thông tin, cách thức hoạt động của mình trên Mạng xã hội cho Cơ quan Quản lý Nhà nước và những bộ phận có liên quan. Hoạt động truyền thông mạng xã hội của Doanh nghiệp cũng sẽ bị qunar lý chặt chẽ hơn. Ngoài ra, Bộ quy tắc ứng xử trên Mạng xã hội đang được dự thảo đề xuất sẽ có tác động đến văn hóa ứng xử dủa người dùng Mạng xã hội, việc đưa tin thất thiệt hoặc thông tin sai lệch của người tiêu dùng bị hạn chế sẽ có tác động gián tiếp phần nào đến sự bảo vệ của hình ảnh của doanh nghiệp trên mạng xã hội.

Vấn đề bảo mật thông tin trên Mạng xã hội cũng là yếu tố tác động đến truyền thông qua mạng xã hội của doanh nghiệp. Các kết quả và ý kiến phản hồi từ chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp trên mạng xã hội dễ dàng bị các doanh nghiệp cạnh tranh khác theo dõi và tiếp thu. Ví dụ các doanh nghiệp khác có thể trực tiếp vào fanpage của một doanh nghiệp và theo dõi những ý kiến bình luận của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng sản phẩm hoặc những ý kiến đề xuất, để từ đó thu thập làm nguồn thông tin cho mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của nhóm sinh viên tại các trường đại học KHXH NV (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)