Cơ hội của doanh nghiệp trong hoạt động truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của nhóm sinh viên tại các trường đại học KHXH NV (Trang 86 - 89)

Sự phát triển của mạng xã hội đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc tận dụng phương tiện này để thực hiện các chiến lược kinh doanh và tìm kiếm thành công. Cùng với xu hướng ngày càng đa dạng hóa các kênh mạng xã hội, cơ hội cho các doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Cụ thể:

Thông tin ngày càng được lan truyền nhanh chóng và rộng rãi hơn, tầm ảnh hưởng của thông tin cũng tăng lên và tác động đến người tiêu dùng hơn.

Mạng xã hội là công cụ lan truyền thông tin nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Điều này giúp tốc độ lan truyền thông tin nhanh hơn và ảnh hưởng được đến nhiều người hơn. Không chỉ lan truyền theo cấp số cộng, mạng xã hội có khả năng lan truyền thông tin theo cấp số nhân. Chỉ với một cái bấm chuột, chọn dấu “thích” một fanpage… những thông tin về sản phẩm cần giới thiệu tuyên truyền sẽ nhanh chóng được lan truyền đến bạn bè, hội nhóm và cộng đồng mạng. Nếu sản phẩm ấn tượng hay nội dung quảng cáo thực sự gây chú ý, người dùng sẽ sẵn sàng thể hiện mối quan tâm của họ và chia sẻ cho nhiều người khác giúp thương hiệu.Thứ hai là khả năng và phạm vi lan truyền. Hiện nay, số lượng cư dân mạng tham gia một mạng xã hội có thể nói là rất nhiều. Nếu việc tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm bằng các phương tiện truyền thông khác chỉ có thể tác động đến một số lượng người tham gia và theo dõi nhất định thì việc sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể thu hút số lượng người tham gia gấp nhiều lần. Nếu doanh nghiệp tăng cường các hình thức truyền thông trên các trang mạng xã hội thì sẽ thu hút được một lượng lớn người theo dõi và hưởng ứng.

79

Người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ/ phản hồi về sản phẩm/ dịch vụ – Cơ hội

để doanh nghiệp hiểu người tiêu dùng hơn thông qua lắng nghe và tham gia thảo luận giá trị từ mạng xã hội

Người tiêu dùng thường chú ý nhiều nhất khi tìm kiếm thông tin về một sản phẩm/dịch vụ chính là phần đánh giá sản phẩm/dịch vụ đó trên mạng xã hội. Họ tìm thông tin và lời khuyên nơi những người như họ và tin tưởng vào những ý kiến đó hơn là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp ít nổi tiếng hoặc chưa từng tương tác với người tiêu dùng. Một khi khách hàng hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, thì đánh giá trở nên ít tiêu cực hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp cần lượng thông tin phản hồi thiết thực và đây là động lực cho các doanh nghiệp cải thiện hơn nữa sản phẩm/dịch vụ của họ. Nếu người tiêu dùng có thể thấy có những thay đổi đáng lưu tâm, hoặc nếu họ nhận thấy ít ra doanh nghiệp đang cố gắng lắng nghe và cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn thì doanh nghiệp có thể có thêm người tiêu dùng trung thành . Những người tìm kiếm thông tin về sản phẩm bằng cách dựa vào phản hồi của người dùng trước, nếu họ nhạn thấy sự tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, điều đó có thể giúp doanh nghiệp tạo được sự chú ý hoặc niềm tin nơi người tiêu dùng. Hơn nữa, nếu những đánh giá ấy có điều kiện lan rộng , doanh nghiệp sẽ không chỉ nhận được uy tín về mặt xã hội từ những người tiêu dùng ủng hộ sản phẩm của họ mà còn được xem là có trách nhiệm vì đã có hành động cho vấn đề người dùng đưa ra.

Các mạng xã hội khác bắt đầu lớn mạnh hơn, phát triển nhiều chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia, như Instagram, Twitter sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp xúc nhiều hơn với người tiêu dùng khi mà doanh nghiệp cần phát triển hướng đi mới, tìm các cơ hội mới trong khi các kênh mạng xã hội cũ như Facebook thì đang bắt đầu quá tải và bão hòa.

Ví dụ như: Instagram vừa ra mắt chức năng Instagram Stories, thay vì đăng lên trang cá nhân, người dùng ngày càng chia sẻ nhiều Stories hơn với mạng lưới của họ. Trái ngược với những bài đăng bình thường khác về sự tồn tại lâu dài tùy ý định người dùng, Stories sẽ biến mất sau một ngày và hiện đang phát triển nhanh gấp 15 lần so với chia sẻ trên trang cá nhân, với hơn 1 tỉ người dùng Stories trên

80

Instagram, vì tính tiện lợi của thông tin mà người dùng sẽ muốn chia sẻ trạng thái cá nhân nhiều hơn. Đây là cơ hội để doanh nghiệp thu thập thông tin, sở thích từ người dùng và giữ vững ưu thế trên mạng xã hội. Và chính doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công cụ này đẻ tang mức độ tương tác với người dùng.

Twitter mặc dù hiện tại đang là kênh mạng xã hội ít được để ý tại Việt Nam nhưng khó thể bỏ qua trước tốc độ phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, kích thích người dùng trải nghiệm các kênh mạng xã hội mới. Lý do tại sao các cuộc trò chuyện trên Twitter rất hiệu quả là bởi vì những người tham gia vào chúng là những người thích tham gia tích cực trên mạng xã hội. Họ không sử dụng nó chỉ để phân phối và tiêu thụ nội dung. Thay vào đó, những người này sử dụng Twitter cho mục đích để tương tác. Người dùng sẽ trả lời Tweets của doanh nghiệp, dẫn lại (Retweet) lại nội dung của doanh nghiệp từ đó lan tỏa thông điệp của doanh nghiệp. Sức mạnh của các cuộc trò chuyện trên Twitter khi có được những người theo dõi tích cực tạo nên ảnh hưởng và lợi thế marketing cho doanh nghiệp.

Sự phát triển của công nghệ khiến cho việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động truyền thông mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn và cũng cần thiết hơn. Các công nghệ nổi bật đi kèm với xu hướng phát triển của mạng xã hội đã được nêu ở trên có thể kể đến như ứng dụng thực tế ảo, ứng dụng trả lời tự động… Dù các ứng dụng công nghệ phát triển nhiều như thế nào, mục đích chung của nó thường là đem lại sự tiện lợi tối đa khi sử dụng cho người dùng, giúp người dùng có trải nghiệm mới. Tích hợp chatbot vào Instagram, Messenger, Zalo… giúp cho việc sử dụng dịch vụ hoặc thanh toán sản phẩm trên mạng xã hội thuận tiện hơn. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR giúp người dùng có những trải nghiệm sử dụng mới như chèn các hình ảnh động vật, các nhân vật hoạt hình ưa thích, các hoạt cảnh 3D vào hình ảnh thật để đăng tải trên mạng xã hội hoặc giao lưu trực tuyến,…Một ứng dụng sử dụng AR rất thành công có thể kể đến là Snapchat.

Một ứng dụng công nghệ hiệu quả khác có thể kể đến là tính năng phát sóng trực tiếp (live-stream). Từ sản phẩm được tung ra cho các chiến dịch truyền thông, tính năng live -stream đã giúp các thương hiệu có cơ hội kết nối với người dùng thời gian thực theo cách mà họ chưa từng làm được trước kia. Người xem có thể

81

trực tiếp thể hiện cảm xúc khi sự kiện diễn ra, giúp doanh nghiệp có được phản hồi về chiến dịch cũng như sản phẩm của mình. Hơn thế nữa, điều này có thể giúp chặn đứng các “thảm họa truyền thông” khi các video này nhận được những phản hồi xấu và doanh nghiệp có thể dừng chương trình ngay tức khắc. Tuy nhiên, cho đến nay phản hồi của người xem vẫn rất tốt, điều này giúp các nhà marketing và thương hiệu tiếp cận với cộng động của mình nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của nhóm sinh viên tại các trường đại học KHXH NV (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)