Giới thiệu khái quát về các trƣờng Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của nhóm sinh viên tại các trường đại học KHXH NV (Trang 50)

2.1.1. Đôi nét về các trường Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội, Đại học Y Hà Nội và Đại học Văn hóa Hà Nội

Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội:

Tổ chức tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/06/1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trụ sở chính của Trường đặt tại số 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn giữ vai trò là trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu của cả nước. Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã được Nhà nước ghi nhận bằng các danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất (1981), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001), Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Hồ Chí Minh (2010); 10 nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 16 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ, 25 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 56 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Với Mục Tiêu là xây dựng trường thành một đại học đứng đầu đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

43

luôn đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn.

Đại học Y Hà Nội:

Trường Đại học Y Hà Nội là một trong bảy trường y khoa đầu ngành tại miền Bắc Việt Nam. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Trường có 02 cơ sở, trong đó cơ sở 01 tại Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam; cơ sở 02 tại hố Quang Trung 3 - Phường Đông Vệ - TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Hướng nghiên cứu của trường gồm: Nghiên cứu ứng dụng hoặc chuyển giao công nghệ mới, các kỹ thuật nuôi cấy, bảo quản mô phôi và tế bào, ưu tiên cho tế bào gốc để phục vụ chẩn đoán, điều trị và dự phòng; Nghiên cứu ứng dụng y sinh học phân tử vào chẩn đoán và điều trị.; Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm sinh học, bán tổng hợp và tổng hợp phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng với các bước khác nhau; Nghiên cứu các giải pháp phát hiện bệnh sớm, các yếu tố nguy cơ và các biện pháp can thiệp nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Thực hiện các mũi nhọn khoa học công nghệ của Nhà nước và ngành trên cơ sở phục vụ cộng đồng, xã hội nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tập trung nghiên cứu lĩnh vực y sinh học phân tử và một số bệnh di truyền, chuyển hóa, nội tiết (đái tháo đường...) và một số bệnh khác như bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần...

Đại học Văn hóa Hà Nội

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam. Trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa và hội nhập quốc tế. Trường có địa chỉ tại 418 Đường La Thành - Đống Đa - Hà Nội. Trường phát triển theo hướng là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa cấp thuộc khoa học xã hội nhân văn, được xếp hạng ngang tầm với các

44

đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á, trong đó có một số ngành và nhiều chuyên ngành được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học có uy tín trên thế giới. Là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 50 năm qua, trường đã đào tạo được hàng chục nghìn cán bộ văn hoá hiện đang công tác trên khắp mọi miền đất nước. Hầu hết đội ngũ cán bộ văn hoá ở các cơ quan trung ương và địa phương đều đã hoặc đang là sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội. Trong số họ có rất nhiều cán bộ đang làm công tác quản lý và lãnh đạo, giữ vai trò chủ chốt trong các cơ quan của chính phủ và ngành văn hoá- thông tin. Nhiều cán bộ văn hoá của Lào và Căm Pu Chia cũng đã được đào tạo tại trường. Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học lớn và các tổ chức khoa học uy tín của nước ngoài, liên kết triển khai nhiều hoạt động hợp tác khoa học và đào tạo có hiệu quả.

2.1.2. Đặc điểm của sinh viên tại các trường Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội, Đại học Y Hà Nội và Đại học Văn hóa Hà Nội.

Sinh viên trường Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội

Trường hiện có tổng số lượng sinh viên vào khoảng 13.000 người, trong đó khoảng 9.500 sinh viên hệ đại học và khoảng 3.500 sinh viên hệ sau đại học. Các khoa mà sinh viên đăng ký theo học gồm: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Khoa Du lịch học, Khoa Đông phương học, Khoa Khoa học chính trị, Khoa Khoa học quản lý, Khoa Lịch sử, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Nhân học, Khoa Quốc tế học, Khoa Tâm lý học, Khoa Thông tin – Thư viện, Khoa Triết học, Khoa Văn học, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Khoa Xã hội học, Bộ môn Tôn giáo học. Sinh viên trường Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội chủ yếu thiên về nghiên cứu khoa học với các chuyên ngành nghiên cứu chính về Báo chí và truyền thông, Tâm lý học, Xã hội học…Có thể nói sinh viên

trường Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội tham gia rất nhiều vào các hoạt động

xã hội như là cách vừa cải thiện thành tích học tập và tích lũy kinh nghiệm.

45

Cơ sở của trường tại Hà Nội hiện có tổng số lượng sinh viên vào khoảng 7000 người, chưa kể số lượng sinh viên vừa làm vừa học sau khi hoàn thành khóa học chính. Sinh viên tham gia vào các ngành của trường bao gồm: Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ RHM, Bác sĩ Y học dự phòng, Cử nhân Kỹ thuật Y Học (Xét Nghiệm Y Học), Cử nhân điều dưỡng (và hệ cử nhân điêu dưỡng tiên tiến), Cử nhân YTCC, Cử nhân dinh dưỡng, Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa. Chương trình học chính gồm 06 năm và có thể kéo dài thêm phụ thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên chọn. Trong số các chuyên ngành đăng ký, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa chiếm số lượng đông nhất, theo sau đó là các ngành Cử nhân điều dưỡng; Bác sĩ Y học dự phòng; Bác sĩ răng hàm mặt; Bác sĩ Y học cổ truyền; Cử nhân xét nghiệm y học, Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa. Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội được biết đến là nhóm sinh viên chịu áp lực học tập và thi cử thuộc hàng lớn nhất nước tuy nhiên không phải vì thế mà các hoạt động xã hội và sinh hoạt xã hội của nhóm sinh viên này bị hạn chế.

Sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Trường hiện có tổng số lượng sinh viên vào khoảng trên 7.000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh thuộc 20 ngành ở các bậc học. Các ngành đào tạo sinh viên theo học bao gồm: Chuyên ngành Bảo tàng, chuyên ngành Bảo tồn di tích, chuyên ngành Quản lý di sản văn hóa, ngành Phát hành Xuất bản phẩm, ngành Văn hoá Dân tộc, chuyên ngành Quản lý Nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số, chuyên ngành Tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số, ngành Quản lý Văn hoá, chuyên ngành Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật, chuyên ngành Quản lý các hoạt động âm nhạc, chuyên ngành Quản lý hoạt động Mỹ thuật quảng cáo, chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình, Ngành Văn hoá Du lịch, chuyên ngành Lữ hành – Hướng dẫn du lịch, chuyên ngành Quản lý du lịch, ngành Khoa học Thư viện, ngành Thông tin học, ngành Văn hoá học, chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa, chuyên ngành Văn hóa truyền thông, ngành Sáng tác văn học, chuyên ngành Viết văn, chuyên ngành Viết báo. Trong đó, ngành có số lượng sinh viên theo học đông nhất là ngành Du lịch , ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Hai ngành này do Khoa Du lịch quản lý với trên 1600 sinh viên. Sinh viên trường có nhiều cơ hội

46

tham gia các hoạt động xã hội, được tiếp xúc sớm với các môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp như được thực tập tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch thuộc sở hữu Vinpearl hoặc do Vinpearl quản lý và cơ hội được làm việc tại Vinpearl. Vinpearl sẽ phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện đào tạo để sinh viên thực hành tại các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch trong phạm vi cả nước để nâng cao kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho các sinh viên.

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động truyền thông qua mạng xã hội tại Việt Nam tại Việt Nam

2.2.1. Các yếu tố về công nghệ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam ngày càng được cải tiến và phát triển. Hiện tại có 03 doanh nghiệp lớn tham gia cung cấp dịch vụ đường truyền Internet tốc độ cao là VNPT, Viettel và FPT. Việt Nam đang sở hữu có hạ tầng viễn thông tốt, doanh nghiệp viễn thông mạnh, có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc. Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT, Viettel…đang có một hạ tầng viễn thông, cáp quang rộng khắp trên cả nước. Chẳng hạn VNPT hiện sở hữu khoảng 75 nghìn trạm phát sóng di động (2G, 3G, 4G) đang cung cấp dịch vụ cho hơn 31 triệu thuê bao, không ngừng phát triển mạng với vùng phủ sóng 4G trên toàn quốc, cũng như thử nghiệm và hướng tới áp dụng công nghệ 5G. Hiện nay, VNPT cũng là nhà cung cấp dịch vụ băng rộng cố định số 1 tại Việt Nam với hạ tầng cáp quang trải khắp 63/63 tỉnh, thành phố. Đối với thiết kế hạ tầng về trung tâm dữ liệu , VNPT đang sở hữu hệ thống các cụm IDC tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đến năm 2030. Các IDC mới của VNPT đều đáp ứng tiêu chuẩn Tier-III (trở lên). Bên cạnh đó, VNPT cũng đang đẩy mạnh cập nhật công nghệ, nâng cao năng lực mạng lưới và tiến tới ảo hóa hạ tầng. hạ tầng viễn thông đã có hơn 800.000km cáp quang được triển khai đến tận các thôn, bản, xã phường của 63 tỉnh/thành phố trên cả nước, sóng di động đã phủ tới 99,7% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 98% dân số, hình thành xa lộ kết nối toàn cầu). Hạ tầng mạng lưới này đã góp phần đưa dịch vụ số vào các hoạt động đời sống kinh tế xã hội và sẽ là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số trong tương lai thông qua việc đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng 4G, triển khai 5G trong thời gian tới và mạng cáp

47

quang phủ rộng để cung cấp các kết nối dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng cho cách mạng công nghiệp 4.0…

2.2.2. Các yếu tố về Luật pháp ban hành nhằm quản lý sử dụng Mạng xã hội

Công tác nghiên cứu và ban hành các quy chuẩn pháp luật cần thiết để quản lý thông tin và ứng dụng trên Mạng xã hội đã được Nhà nước đẩy mạnh từ năm 2016. Nhiều dự thảo và bộ luật đã được đề xuất và ban hành nhằm hướng tới mục đích quản lý hoạt động của các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp trên mạng xã hội. Trong đó có thể kể đến hai bộ luật tiêu biểu sau:

Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng yêu cầu cá nhân và tổ chức tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội. Theo đó bổ sung quy định quản lý đối với các ứng dụng cung cấp trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và trò chơi điện tử trên mạng trên các kho ứng dụng như Apple App Store và Goole Play Store cung cấp cho thiết bị di động; rút ngắn thời gian cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội từ 15 ngày còn 10 ngày làm việc và từ 30 ngày làm việc xuống còn 30 ngày đối với hồ sơ cấp phép thiết lập mạng xã hội và cấp sửa đổi bổ sung, cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin điện tử, bảo đảm có đủ hành lang pháp lý đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời tác động xấu của hành vi vi phạm, Nghị định 27/2018/NĐ-CP cũng bổ sung quy định, trình tự đình chỉ, thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội, giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1. Như vậy các hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị quản lý chặt chẽ hơn, giảm thiểu khả năng các doanh nghiệp “ma” tận dụng sự lơi lỏng của mạng xã hội để hoạt động.

 Luật số 24/2018/QH14 hay còn gọi là Bộ Luật An Ninh Mạng có hiệu lực chính thức vào ngày 01/01/2019. Bộ luật hướng tới tất cả các doanh nghiệp, tổ chức cũng như cá nhân được phát triển tốt hơn, giúp giảm về thủ tục hành chính và các

48

chi phí hành chính khác. Theo quan điểm Nhà nước, trước đây các doanh nghiệp hoạt động tự do, chỉ có các quy định như quy định về Luật An toàn thông tin hoặc một số các quy định của pháp luật khác điều chỉnh các hoạt động về các dịch vụ trên không gian mạng nên bộ Luật mới yêu cầu doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đúng quyền lợi và nghĩa vụ. Luật An ninh mạng là một công cụ pháp lý hỗ trợ song hành cùng Luật An toàn thông tin mạng đã được ban hành trước đó và đã có hiệu lực thi hành cùng với các quy định khác của pháp luật của Nhà nước, các điều khoản trong Luật An ninh mạng còn góp phần tạo ra môi trường kinh doanh công bằng hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước so với công ty nước ngoài. Mục đích cuối cùng của Luật này đó là mọi người được hoạt động một cách bình đẳng và tốt nhất trên cả không gian thực và không gian mạng. Đối với các tổ chức, đối tượng có mục đích cạnh tranh không lành mạnh hoặc dùng các thủ đoạn ẩn danh trên không gian mạng để thực hiện các mục đích xấu đăng tải tuyên truyền các thông tin không lành mạnh với doanh nghiệp đối thủ, xúc phạm nhân phẩm các công dân khác,… thì sẽ bị xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của nhóm sinh viên tại các trường đại học KHXH NV (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)