Kết quả khảo sát và mức độ ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của nhóm sinh viên tại các trường đại học KHXH NV (Trang 58 - 75)

Trong tổng số lượng sinh viên tham gia khảo sát, tất cả đều cho biết có sử dụng mạng xã hội. Như vậy có thể thấy tầm ảnh hưởng rộng và mức độ phổ biến cao của mạng xã hội đối với giới trẻ, cụ thể ở đây là đối tượng sinh viên, những người có độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi. Mặc dù theo học tại các trường đại học khác nhau và có trình độ chuyên môn khác nhau nhưng sự quan tâm của nhóm đối tượng này với mạng xã hội là giống nhau. Khả năng tiện lợi khi sử dụng mạng xã hội là một nguyên nhân giải thích cho sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội khi sinh viên có thể tùy ý sử dụng bằng bất cứ phương tiện nào như máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy tính cầm tay. Đặc biệt là điện thoại thông minh, công cụ mà ngày nay đã gần như là đồ vật thiết yếu và cần phải có đối với sinh viên.

Trong số các trang mạng xã hội gồm Facebook, Twitter, Reddit, Youtube, Instagram, Vozforums.com, Tinhte.com, Webtretho.com, Zalo, Viber thì Facebook có số lượng người thường xuyên và luôn luôn sử dụng là 288 người, chiếm 96% tổng số lượng sinh viên tham gia khảo sát.

Hình 2.2: Giao diện Facebook

51

Đây cũng là điều khá hợp lý khi Facebook là công cụ mạng xã hội phổ biến nhất không chỉ với giới trẻ mà còn đối với mọi người (Năm 2018, người dùng Internet ở Việt Nam đạt 33.86 triệu người, tăng 6.9% so với năm 2017. Dự đoán đến năm 2022, ở Việt Nam sẽ có khoảng 40.55 triệu người dùng Facebook. Tính đến quý 2 năm 2017, có hơn 2 tỷ lượt truy cập Facebook mỗi ngày. Việt Nam hiện đang xếp thứ 7 trong số các quốc gia có lượng người dùng lớn nhất. Tính chung về mảng mạng xã hội, Việt Nam có khoảng 40% người dùng – theo Dammio.com). Facebook có các tính năng nổi trội hơn các công cụ như khả năng giao lưu, kết nối bạn bè và người thân bất kể khoảng cách địa lý; có thể nhắn tin, nghe – gọi video miễn phí, chia sẻ cảm xúc và thoái mái bình luận về bài viết của người khác; khả năng cập nhật thông tin cực kỳ nhanh chóng khi mà mọi thông tin không giới hạn nội dung đều có thể hiển thị trên facebook bởi bất cứ ai; khả năng cung cấp các đoạn video, bức ảnh đủ mọi nội dung và hàng nghìn những đoạn phim cắt ra từ những tác phẩm điện ảnh; chức năng cung cấp kho trò chơi khổng lồ đa dạng và được cập nhật thường xuyên. Facebook còn là nơi mà các cửa hàng kinh doanh online xuất hiện với hàng triệu cửa hàng từ lớn đến bé bởi khả năng cung cấp ảnh và clip không giới hạn, chưa bị tính thuế bởi các đơn vị quản lý và các nội dung quảng cáo hấp dẫn nên cũng là nơi thu hút giới trẻ săn mua hàng online.

Theo sau Facebook là mạng xã hội Youtube với 264 sinh viên thường xuyên và luôn luôn sử dụng, chiếm 88% số lượng sinh viên tham gia khảo sát.

Hình 2.3: Giao diện Youtube

52

Youtube là mạng xã hội chứa các video trực tuyến lớn nhất thế giới, là nơi lưu trữ của hàng tỷ các video, thuộc nhiều chủ đề thể loại khác nhau và nhờ vào đó người dùng có thể nhanh chóng tìm thấy những gì họ cần với chỉ vài thao tác. Theo các số liệu thống kê về mức độ sử dụng Youtube trên toàn thế giới, mỗi phút có 400 giờ video được tải lên Youtube và có hơn 1 tỷ giờ video được xem mỗi ngày, Youtube có hơn 1,9 tỷ người dùng đăng nhập và hoạt động hàng tháng và là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 thế giới.

Xếp thứ ba trong kết quả khảo sát là mạng xã hội Instagram với 186 sinh viên, chiếm 62% tổng số lượng sinh viên tham gia khảo sát. Tương tự như Youtube, Instagram là trang chia sẻ ảnh lớn nhất thế giới.

Hình 2.4: Giao diện Instagram

Nguồn: Instagram.com

Theo kết quả thống kê từ GEM digital, Từ tháng 1/2013 đến 6/2018, lượng người dùng Instagram hàng tháng đã tăng từ 90 triệu lên 1 tỷ người, tỷ lệ người online sử dụng Instagram đã tăng gần 400% kể từ khi trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện theo dõi hoạt động của các nền tảng mạng xã hội năm 2012. Có 72% người ở tuổi vị thành niên sử dụng Instagram và chỉ số này đã tăng hơn 20% kể từ năm 2015. Cả ba công cụ mạng xã hội nêu trên đều là các công cụ mạng xã hội của nước ngoài và có số lượng người ở tuổi vị thành niên sử dụng chiếm giá trị lớn, điều

53

này cũng phù hợp với kết quả khảo sát tại 03 trường đại học trên. Xếp thứ tư theo kết quả khảo sát là Zalo, một công cụ mạng xã hội của Việt Nam. Phát triển và phát hành bởi VNG, Zalo là ứng dụng OTT tính đến năm 2019 đã có hơn 100 triệu người dùng trên toàn thế giới và khoảng 40 triệu người sử dụng hàng tháng. Zalo có thể sử dụng không chỉ liên kết và trao đổi thông tin giữa các cá nhân với nhau mà còn giữa một nhóm người với nhau. Sinh viên có thể chức năng tạo nhóm trên zalo để sử dụng như một công cụ trao đổi trong học tập. Chức năng này có thể không đa dạng và nhiều tiện ích như chức năng nhóm (group) hoặc Messenger trên Facebook nhưng cũng dần được sử dụng bởi sinh viên.

Các kênh mạng xã hội trên đều có đặc điểm chung là có ứng dụng hỗ trợ riêng, rất tiện lợi khi thao tác với điện thoại thông minh - vật dụng bất li thân của sinh viên.

Các công cụ mạng xã hội còn lại theo kết quả khảo sát thì được sinh viên sử dụng rất ít hoặc hầu như không sử dụng. Đặc biệt trong số các công cụ kể trên có Twitter, khi mà lượng người sử dụng mạng xã hội này (bao gồm sinh viên) ở nước ngoài chiếm khá cao. Về thực tế, Twitter thường được sử dụng bởi những cá nhân hoặc tổ chức nổi tiếng với các đoạn tin hoặc ký tự ngắn. Mặc dù có hỗ trợ tiếng Việt nhưng số lượng người Việt nổi tiếng tham gia mạng xã hội này không nhiều dẫn đến không ảnh hưởng đến cộng đồng sinh viên. Giới trẻ nói chung và nhóm sinh viên này nói riêng ưa thích sử dụng các mạng xã hội đem đến cho họ nhiều tiện ích và khả năng kết nối cộng đồng, tìm kiếm và trao đổi thông tin hữu ích. Webtretho là công cụ mạng xã hội được ưa thích bởi phần lớn là nữ giới đã lập gia đình, những người quan tâm đến chăm sóc trẻ nhỏ và mua sắm, những câu chuyện sinh hoạt về gia đình. Tinhte.com và Vozforums.com là hai trang mạng xã hội về công nghệ và điện tử lớn ở Việt Nam nhưng cũng không được sử dụng nhiều bởi các nhóm sinh viên khi tham gia khảo sát ( số sinh viên không sử dụng hai công cụ này lần lượt chiếm 73% và 84% theo kết quả khảo sát). Nguyên nhân xuất phát từ tính chất đặc thù của nhóm sinh viên được khảo sát với nữ giới chiếm tỷ lệ lớn và chuyên môn của trường không liên quan nhiều đến công nghệ.

54

Ngoài các trang mạng xã hội nêu trên, một số sinh viên tham gia khảo sát còn cho biết thêm một số mạng xã hội khác như weibo, pinterest , mocha… nhưng số lượng sử dụng không đáng kể.

Về mục đích sử dụng mạng xã hội, mức độ sinh viên tham gia khảo sát mạng xã hội cho biết họ thường xuyên sử dụng mạng xã hội để kết nối với mọi người chiếm giá trị lớn nhất ( 47,3 % ). Tỷ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin, hình ảnh, video clip của bạn bè… xếp thứ hai (45,3%). Mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm hàng hóa xếp thứ ba với tỷ lệ là 39,3%. Thứ tư trong kết quả khảo sát là mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin, hình ảnh, video clip… của bản thân. Điều này cho thấy đây là 4 chức năng cơ bản và chính yếu của mạng xã hội khiến mạng xã hội trở nên hấp dẫn với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Sinh viên ít sử dụng mạng xã hội để chơi game, đố vui hoặc bình luận nhanh. Điều này được thể hiện ở mức độ sử dụng “hiếm khi”, “hầu như không” và “không bao giờ”, khi mà hai chức năng trên đều có tỷ lệ vượt trội. (Hình 2.5)

55

Như đã đề cập ở phần trước đó, với mức độ phủ sóng rộng và ảnh hưởng lớn của mạng xã hội, đây được coi là “mảnh đất màu mỡ” đối với các Doanh nghiệp, những người tìm kiếm cơ hội kinh doanh và tìm kiếm khách hàng. Thực tế, mạng xã hội cũng có những kênh rất hiệu quả để Doanh nghiệp có thể sử dụng để quảng bá thương hiệu và kết nối với khách hàng của mình. Theo kết quả khảo sát, hầu hết sinh viên khi được hỏi đều cho biết Fanpage trên Facebook là kênh giúp họ biết đến Doanh nghiệp nhiều hơn.

Hình 2.6: Tính năng hỗ trợ Doanh nghiệp trên mạng xã hội

Hình 2.6 cho thấy tỷ lệ sinh viên biết đến Doanh nghiệp qua tính năng Fanpage chiếm tỷ lệ lớn nhất 95%. Fanpage của doanh nghiệp là một trang được lập ra từ Facebook, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng… sắp diễn ra tới các khách hàng một cách nhanh chóng hơn. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát về mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tính năng Channel trên Youtube cũng là một kênh quảng bá cho doanh nghiệp khá hiệu quả tuy nhiên tỷ lệ phần trăm sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ biết đến doanh nghiệp thông qua kênh này lại chỉ chiếm 46,7%. Nguyên nhân đầu tiên có thể đến từ chính tính năng của Channel chỉ cho phép doanh nghiệp đăng tải video clip kèm bình luận mà không có sự tương tác nào khác như chia sẻ hình ảnh, cập nhật thông tin nhanh

56

chóng … như Fanpage của Facebook. Hay nói cách khác, khả năng tương tác của Channel kém hơn Fanpage khá nhiều. Nguyên nhân thứ hai đến từ chính bản thân doanh nghiệp khi không nhiều doanh nghiệp coi trọng phát triển mảng truyền thông qua Channel. Kênh Channel vẫn còn là một miền đất khá mới mẻ và trong khi nhiều doanh nghiệp chưa khai thác hết khả năng của Fanpage, họ vẫn chưa sẵn sàng cho việc đầu tư nguồn lực vào truyền thông qua Channel. Tuy nhiên gần một nửa số sinh viên vẫn biết đến Channel của Youtube cho thấy đã và đang có một số lượng doanh nghiệp quan tâm và đầu tư đến kênh này. Khả năng truyền tải video clip nhanh chóng cũng như mức độ phủ sóng rộng trên toàn thế giới được sử dụng vào việc quảng bá sản phẩm bằng các thước phim ngắn, hoặc có thể sử dụng chức năng giao lưu trực tuyến với khách hàng. Một số ví dụ cụ thể có thể kể đến các kênh giới thiệu (review) các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn phục vụ chơi game hoặc văn phòng… của một số cửa hàng chuyên về thiết bị công nghệ như Cellphones, Nhatcuong mobile, AnPhatPC, Phong Vũ,… Hoặc một số trung tâm thương mại điện tử lớn như NguyenKim, Mai Nguyen, Dienmayxanh, … cũng đã có các channel của riêng mình để giới thiệu các sản phẩm.

Tính năng Hangout trên Google+ là một tính năng được biết đến khá rộng rãi ở môi trường quốc tế nhưng không được biết đến nhiều ở môi trường đại học, khi mà kết quả số sinh viên biết đến kênh này theo khảo sát chỉ chiếm 16,3%. Ứng dụng này giúp người dùng có thể thực hiện các tin nhắn tức thời, thực hiện video chat, Sms và Voip… Về cơ bản Hangout này có các chức năng không khác biệt lắm so với các tính năng của công cụ truyền thông khác, cũng không có chức năng nào thực sự khác biệt như Channel của Youtube nên tính năng này không thực sự thu hút được những nhóm sinh viên trên.

Ngoài 3 tính năng đã khảo sát ở trên, 2,3% tổng số lượng sinh viên tham gia khảo sát còn cho biết họ biết đến doanh nghiệp thông qua kênh Instagram. Doanh nghiệp cần lưu tâm đến vấn đề Instagram sẽ trở thành kênh truyền thông xã hội được ưa thích bởi nhóm đối tượng sinh viên trên trong tương lai.

Khi người tiêu dùng tìm kiếm các thông tin về sản phẩm/dịch vụ, ngoài các phương tiện truyền thông truyền thống thì mạng xã hội đã dần trở thành một

57

phương tiện mà người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng ngày càng ỷ lại và sử dụng như một cách thay thế cho các phương tiện truyền thông khác. Khi được hỏi về các sản phẩm/dịch vụ mà sinh viên thường tìm kiếm trên mạng xã hội (hình 2.7), có đến 83,3% sinh viên cho biết họ sử dụng mạng xã hội tìm kiếm thông tin về nhóm hàng hóa mua sắm như quần áo, giày dép…48,3% sinh viên cho biết họ sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu các sản phẩm/dịch vụ cho sinh hoạt hàng ngày như đồ dùng sinh hoạt, thức ăn, sữa tắm, dầu gội,…40,7% sinh viên cho biết họ sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về các dịch vụ đặc biệt như du lịch, spa,…và cuối cùng là 14,7% sinh viên cho biết họ sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về các sản phẩm/dịch vụ có nhu cầu thụ động như Bảo hiểm tai nạn, lắp đặt sửa chữa thiết bị điện tử,…

Hình 2.7: Các sản phẩm/ dịch vụ được tìm kiếm trên mạng xã hội

Trong các kênh mạng xã hội được sinh viên sử dụng để tìm kiếm thông tin sản phẩm, Facebook là kênh được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ về mức độ sử dụng thường xuyên và luôn luôn khi tìm kiếm thông tin là 89%. Điều này phù hợp với kết quả mức độ sử dụng Facebook thường xuyên của sinh viên đã khảo sát trước đó. Facebook không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng để hỗ trợ tối đa người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng trong việc tìm kiếm thông tin như đưa ra các

58

đề xuất tương tự về sản phẩm và cửa hàng sau khi họ chọn vào một liên kết sản phẩm/ dịch vụ hay cửa hàng nào đó, hoặc thay đổi thuật toán giúp người dùng tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm/ dịch vụ, … Không chỉ dừng lại ở nhà phát triển, sự tương tác mạnh mẽ và nhanh chóng giữa các doanh nghiệp trên Fanpage của Facebook với khách hàng là một ưu thế lớn của kênh mạng xã hội này giúp họ thu hút người dùng hơn. Các kênh mạng xã hội khác như Youtube, Zalo,Viber có thể cung cấp thông tin về sản phẩm nhưng với mức độ hạn chế hơn so với Facebook, tính tương tác cũng kém hơn bởi vậy sinh viên chỉ coi đây là lựa chọn sau so với Facebook. Các kênh mạng xã hội thiên về diễn đàn như Tinhte.com, Vozforums.com, Webtretho.com không thu hút được sự quan tâm của các sinh viên khi khảo sát, một phần vì đặc điểm nhóm sinh viên này không quan tâm nhiều đến tin tức, sản phẩm công nghệ hoặc các sản phẩm, tin tức đời sống chủ yếu phù hợp với những người phụ nữ có gia đình, một phần vì sự tương tác thông tin không nhanh chóng bằng Facebook. Các kênh mạng xã hội nước ngoài khác như Reddit, Twitter có sự hạn chế về rào cản ngôn ngữ khi các thông tin về sản phẩm bằng tiếng Việt không xuất hiện nhiều trên các kênh này.

Quan điểm của nhóm sinh viên trên về hành vi tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội cũng đã được khảo sát và lấy kết quả. Theo đó có tới 52,3% sinh viên đồng ý với ý kiến cho rằng các trang truyền thông mạng xã hội giúp họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ cần thiết; 21,7% sinh viên cho biết rất đồng ý với quan điểm này. Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức được lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của nhóm sinh viên tại các trường đại học KHXH NV (Trang 58 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)