Xu hướng sáp nhập ngânhàng tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 30)

Ở Nhật Bản, cuối những năm 80 của thế kỷ trước, hoạt động M&A chưa thực sự được các công ty của Nhật Bản xem là chiến lược quản lý. Tuy nhiên, sau 20 năm, thị trường M&A ở Nhật Bản đã tăng trưởng ấn tượng, và nhiều công ty đã lựa chọn M&A là một chiến lược phát triển kinh doanh. Với một khung pháp luật có nhiều ưu đãi, nhiều ngân hàng Nhật Bản đã đi theo con đường M&A để mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Điển hình là vào ngày 03/10/2005, ngân hàng lớn nhất thế giới đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.Đó là tập đoàn ngân hàng Mitsubishi UFJ, kết quả của vụ sáp nhập 2 ngân hàng Nhật là Mitsubishi Tokyo và UFJ Holdings. Mitsubishi UFJ giờ đã trở thành trong những tập đoàn tài chính mạnh nhất thế giới và có số vốn lên tới 1770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về trị giá tài sản. Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự phục hồi của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất. Mặc dù hai tập đoàn này đã sáp nhập các công ty cung cấp vốn, song các cơ sở NHTM vẫn hoạt động độc lập cho đến ngày 01/01/2006. Mitsubishi UFJ có kế hoạch kiếm lợi bằng việc kết hợp mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài của Mitsubishi Tokyo và sức mạnh của UFJ trong việc phục vụ khách hàng cá nhân, đặc biệt là ở miền tây Nhật Bản (Nguyễn Thị Minh Phượng 2010, tr.46)

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ bắt đầu vào cuối năm 2007 đã làm giảm nhiệt hoạt động M&A trong năm 2008, tốc độ diễn ra các thỏa thuận chậm lại đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)