Giai đoạn từ 2004 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 48 - 55)

Giai đoạn từ 2004 đến 2010

Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng hòa nhập với thế giới thì số lượng giao dịch và giá trị sáp nhập và mua lại ngày càng cao qua các năm. Năm 2007 có sự gia tăng mạnh mẽ do thị trường chứng khoán tăng truởng mạnh và Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006. Sang năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 tuy số lượng gia tăng nhưng giá trị giao dịch giảm do yếu tố từ nền kinh tế và sự suy giảm của thị trường chứng khoán.

Từ năm 2004 đến 2010, góp vốn mua cổ phần, một hình thức của M&A, của nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước để trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng trong nước đã diễn ra mạnh mẽ.Xu hướng này ngày càng gia tăng từ khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006 và sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán.

Các thương vụ mua cổ phần có giá trị lớn đều được thực hiện bởi các NHNNg. Các NHNNg đầu tư gián tiếp và trực tiếp vào Việt Nam hầu hết là các ngân hàng cổ phần lớn trên thế giới với bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, có tiềm lực tài chính mạnh. Họ không chỉ đầu tư vào Việt Nam mà đã đầu tư đến hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên toàn thế giới.

Dưới hình thức đối tác chiến lược, các NHNNg có thể thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng so với việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài với mục đích tùy theo chiến lược kinh doanh như tìm hiểu thị trường nội địa, tâm lý người tiêu dùng, tận dụng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Các ngân hàng trong nước muốn khai thác thương hiệu, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ NHNNg.

Bảng 2.2: Đầu tƣ của ngân hàng nƣớc ngoài tại các NH TMCP Việt Nam Ngân hàng mục tiêu Ngân hàng thu mua Thời gian Tỷ lệ nắm giữ

Sài Gòn Thương Tín ANZ 08/2005 10%

Kỹ Thương HSBC 08/2008 20%

Ngoài quốc doanh OCBC 05/2008 15%

Phương Đông BNP Paribas 02/2008 10%

Phương Nam United Overseas 10/2008 15%

Nhà Hà nội Deutsche Bank 06/2007 10%

Đông Nam Á Société Générale 07/2008 15%

Xuất nhập khẩu Sumitomo Mitsui 07/2008 15%

An Bình Maybank 03/2008 15%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Điển hình trong hoạt động này là NH TMCP Kỹ Thương (Techcombank). Tháng 12/2005 ngân hàng HSBC ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD.Tháng 07/2007, Techcombank được NHNN cho phép bán thêm 5% cổ phần cho HSBC. Tháng 08/2008 HSBC trở thành NHNNg đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần của một ngân hàng trong nước bằng cách tăng số cổ phần tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. HSBC là một trong những NHNNg lớn nhất tại Việt Nam với vốn đầu tư 30 triệu USD. (Minh Đức, VnEconomy, 28/08/2008).

Với tỷ lệ sở hữu tại Techcombank tăng lên 20%, HSBC được phép tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam, HSBC muốn sử dụng Techcombank để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng. Còn Techcombank được gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, về chiến lược phát triển cũng như cải tổ các hoạt động quản trị điều hành và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có đẳng cấp cao hơn.

HSBC cử các chuyên gia sang làm việc và hỗ trợ cho ngân hàng, vai trò của HSBC trong các quyết định quan trọng của Techcombank cũng lớn hơn, nhiều nhân sự cấp cao tại Techcombank là người của HSBC cử sang, nhiều hoạt động kinh doanh của Techcombank cũng chuyển hướng giống như một ngân hàng nước ngoài, một số hoạt động đạt được các tiêu chuẩn về quản trị, chất lượng của một ngân hàng toàn cầu.

NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): Năm 2005, ANZ, ngân hàng cung cấp tín dụng lớn thứ 3 tại Australia, đã đầu tư khoảng 27 triệu USD để mua 10% cổ phần của Sacombank (Thanh Nghi, Tạp chí Sài Gòn Giải Phóng, 08/08/2005). ANZ nhắm đến mạng lưới bán lẻ của ngân hàng này, đồng thời với việc tích lũy lợi nhuận từ cổ tức, thị giá tăng.

NH TMCP Đông Nam Á (Seabank): Ngày 16/07/2008 NHNN chấp thuận cho Seabank bán cổ phần cho Société Générale S.A (Pháp) với tỷ lệ là 15% vốn điều lệ. Société Générale S.A có văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh từ năm 1989 (Minh Đức, VnEconomy, 18/08/2008)

NH TMCP Nhà Hà Nội (Habubank): tháng 06/2007, Deutsche Bank nắm giữ 10% vốn cổ phần của Habubank với định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam. Deutsche Bank là một trong những ngân hàng đầu tư lớn trênthế giới, đặc biệt là thị trường Đức và châu Âu.Deutshe Bank hiện có chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh từ năm 1992 (Đăng Long, VnEconomy, 02/02/2007)

NH TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank): Tháng 05/2008, đối tác chiến lược là Overseas-Chinese Banking Corporation Limited (OCBC), tập đoàn tài chính lớn thứ 3 tại Singapore, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 15% tại ngân hàngnày. (Minh Đức, VnEconomy, 05/08/2008)

NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank): tháng 07/2008 Eximbank bán 15% cổ phần cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (là một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất của Nhật). Việc bán cổ phần này giúp Eximbank đẩy mạnh các giao dịch của mình tại thị trường Nhật Bản, một thị trường lớn của ViệtNam.(VnEconomy, 03/08/2007)

NH TMCP An Bình (ABBank): tháng 03 năm 2008, mặc dù thị trường chứng khoán suy giảm trầm trọng nhưng Malayan Banking Berhad (Malaysia) vẫn thực hiện việc mua lại 15% vốn điều lệ của ABBank với giá trị cuộc mua bán này là 135 triệu USD.(Thuận An, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal).

NH TMCP Phương Nam (Southern Bank): tháng 10 năm 2008, ngân hàng United Overseas (UOB) thành lập tại Singapore, đã thông báo tăng cổ phần tại Southern bank từ 10% lên 15%. Giá trị cuộc giao dịch mua bán này là 15,6 triệu USD. UOB đã mua 10% cổ phần đầu tiên vào tháng 01 năm 2007 (VnEconomy, 24/07/2008).

NH TMCP Phương Đông (Orient Bank): tháng 02 năm 2008, BNP Paribas (Pháp) mua 10% cổ phần của Orient Bank. Orient Bank đã phát hành thêm 11.111.100 cổ phần tương đương 111,111 tỷ đồng theo mệnh giá để cho BNP

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động ngân hàng trong nước và các định chế tài chính lớn trên thế giới.Chính điều này đã khiến việc đàm phán chọn đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng Việt Nam phải tạm ngưng từ cuối năm 2008 đến nay.

Trong giai đoạn này cũng diễn ra sự chuyển đổi các NH TMCP nông thôn thành NH TMCP đô thị. Ngày 09/8/2006, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1557/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án cơ cấu lại NHTMCP nôngthôn mục đích củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại để tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định sự tồn tại bền vững trong điều kiện mới, tránh rủi ro có thể tác động ảnh hưởng tới hệ thống và nền kinh tế. Trong khi các tập đoàn tài chính nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng có quy mô lớn hoặc trung bình thuộc nhóm 1, 2, có uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm thì các tập đoàn, tổng công ty trong nước trong nước lại mua các NH TMCP nông thôn, các ngân hàng quy mô nhỏ thuộc nhóm 3 để có thể tham gia sâu rộng và trực tiếp vào thị trường tài chính ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Qua đó, một số NH TMCP đô thị ra đời mà tiền thân là NH TMCP nông thôn như NH TMCP Dầu khí toàn cầu (trước là NH TMCP nông thôn Ninh Bình), NH TMCP

Miền Tây (trước là NH TMCP Cờ đỏ ở Cần Thơ), NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội (trước là NH TMCP Nhơn Ái Cần Thơ)…

Thực tiễn việc sáp nhập và mua lại ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy đây là điều cần thiết nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, ổn định nền kinh tế trên cơ sở hai bên cùng có lợi và là điều không tránh khỏi trong hoạt động ngân hàng.

Giai đoạn từ 2011 đến nay

Trong năm 2011, báo chí lần lượt đưa tin về các vụ việc kinh doanh thua lỗ, lừa đảo và tham nhũng tại Agribank, như Công ty cho thuê tài chính ALCII lỗ 4600 tỷ đồng, Chi Nhánh Nam Hà Nội bị mất vốn khi cho Công ty Lifepro VN vay 2.523 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng CP, NHNN bắt đầu chỉ đạo việc xây dựng Đề án cơ cấu lại Agribank. Vào tháng 11/2012, NHNN trình Thủ tướng CP đề án cơ cấu lại Agribank. Ngày 15/11/2013, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 53/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013-2015.

Cùng với việc đảm bảo thanh khoản, NHNN bắt tay vào tái cơ cấu bằng việc đánh giá và phân loại các TCTD. Ngày 6/12/2011, ba NHTMCP là SCB, Tín Nghĩa và Đệ Nhất được hợp nhất. Sau sự kiện này, thị trường tài chính có nhiều thông tin phỏng đoán xem còn những NH yếu kém nào nữa. Ngày 09/02/2012, báo chí đưa tin việc Thủ tướng CP phê duyệt danh sách 6 NH yếu kém (không kể 3 NH đã được hợp nhất) doThống đốc NHNN trình lên buộc phải tái cơ cấu.

Ngày13/02/2012, NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả trong năm 2012. Theo chỉ thị này, các NHTM được phân vào 4 nhóm: nhóm hoạt động lành mạnh, trung bình, dưới trung bình và yếu kém. NHNN áp chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng, số dư mua trái phiếu DN và dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ủy thác đối với 4 nhóm: nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 là 15%, nhóm 3 là 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng.

NHNN không công khai tên các NH được phân vào các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, ngay sau khi ban hành Chỉ thị 01 các NHTM thuộc nhóm1 đã lần lượt công

bố mình thuộc nhóm này trên website của NH. Các NHTM công bố mình thuộc nhóm 1 (hay được tăng trưởng tín dụng 17%) gồm: ACB, BIDV, Vietinbank, Eximbank.

Sau đó là đến lượt các NHTM thuộc nhóm 2 cũng công bố trên website của mình hoặc cử lãnh đạo NH trả lời báo chí. Các NHTM công bố mình thuộc nhóm 2 (hay được tăng trưởng tín dụng 15%) có: Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, Ngân hàng Bắc Á...

Chỉ có một NH công bố thuộc nhóm 3 là Habubank. HDBank thông báo được tăng trưởng tín dụng dưới 10% trong năm 2012. Lý do là HDBank vi phạm trần lãi suất huy động trong năm 2011. Không có NH nào tự công bố là mình thuộc nhóm 4. Chỉ sau khi ban hành Đề án cơ cấu lại các TCTD, NHNN mới công khai danh tính 9 NHTMCP yếu kém phải tái cơ cấu trong “Đợt1”. Theo NHNN, đây là những NH mất thanh khoản và có rủi ro mất khả năng chi trả: SCB, Ngân hàng Tín Nghĩa, Ngân hàng Đệ Nhất, Habubank, Ngân hàng Tiên Phong, PGBank...

Thị trường liên ngân hàng và chính sách cho vay tái cấp vốn cho phép NHNN có thể phát hiện các NHTM mất thanh khoản và yếu kém. Các NH thường xuyên phải vay trên thị trường liên ngân hàng và gặp khó khăn hoàn trả các khoản vay này (theo phàn nàn của các NH cho vay) trở thành mục tiêu để NHNN tiến hành thanh tra.

Ngày 19/4/2012, NH Tiên Phong tổ chức ĐHCĐ thường niên và thông qua phương án tái cơ cấu NH. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan là nhà đầu tư mới và nắm giữ 20% cổ phần của TPB. Ngày 7/8/2012, NHNN đã ký và ban hành Quyết định số 1559/QÐ-NHNN chấp thuận sáp nhập HBB vào SHB (sau khi Habubank bị buộc phải tái cơ cấu dư nợ cho vay Vinashin).

Giống như Tiên Phong, NH Đại Tín được tái cơ cấu bằng sự tham gia của cổ đông mới. Ngày 15/1/2013, Đại Tín tổ chức ĐHCĐ thường niên và thông qua phương án tái cơ cấu, trong đó cổ đông mới mua lại hơn 80% vốn điều lệ của NH. TĐ Thiên Thanh trong lĩnh vực BĐS và XD sở hữu 9,7% VĐL và giữ vai trò đối tác chiến lược. NH sau đó được đổi tên thành NHTMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

NH NamViệt được NHNN cho phép tự tái cơ cấu với trọng tâm là tái cấu trúc cơ cấu cổ đông.Từ cuối năm 2012, các cổ đông lớn của NH này liên tục thoái vốn.Vào ngày 26/04/2013, tại ĐHCĐ của NH, Đặng Thành Tâm và các cổ đông lớn hiện hữu từ nhiệm thành viên HĐQT. Navibank chính thức đổi tên thành NHTMCP Quốc dân (NCB) vào ngày 23/1/2014.

Westernbank được tái cơ cấu theo hướng hợp nhất với TCT Tài chính CP Dầu khí (PVFC), công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Ngày 13/9/2013, NHHH chấp thuận hợp nhất hai tổ chức này thành NH mới với tên gọi là NHTMCP Đại chúng (PVcomBank).

Ngày 18/11/2013, NHNN ban hành Quyết định số 2687/QĐ-NHNN về việc sáp nhập NH Đại Á vào HDB sau khi đạt được thỏa thuận tại ĐHCĐ bất thường của 2 NH này vào ngày 25/9 và 28/9/2013.

Cũng trong thời điểm cuối năm 2013, NHNN “giới thiệu” United Overseas Bank (UOB) của Singapore đàm phán mua toàn bộ cổ phần của GP.Bank. Tuy nhiên, sau khi thẩm định tài chính trong năm 2014, UOB đã rút. Một số nhà đầu tư nước ngoài khác được mời tiếp cận, nhưng sau cùng cũng không thành công.

Vietcombank được NHNN chỉ định điều hành và tái cấu trúc VNCB. Ngày 7/12/2015, Báo Thanh niên trích dẫn kết luận điều tra vụ án VNCB của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CQCSĐT), Bộ Công An: “Quá trình điều tra xác định,để xảy ra việc Danh và đồng phạm rút hơn18.687 tỉ đồng, ngoài trách nhiệm của Tổ giám sát còn có trách nhiệm của lãnh đạo NHNN, Ban chỉ đạo tái cơ cấu của VNCB, Cơ quan thanh tra giám sát NH, NHNN chi nhánh Long An, nên cần phải được điều tra làm rõ” (Nguyễn Xuân Thành, 2016, trang 37).

NH Đại Dương bị NHNN mua lại với giá 0 đồng vào 6/5/2015 (Quyết định số 663/QĐ-NHNN). Vietinbank được NHNN chỉ định quản trị và điều hành Đại Dương. Ngày 7/7/2015, NHNN ban hành Quyết định 1304/QĐ-NHNN mua GP.Bank với giá 0 đồng. Theo Thống đốc NHNN, vốn tự có của GP.Bank tại thời điểm này là -9.195 tỷ đồng. Vietinbank tham gia quản trị, điều hành GP.Bank.

Ngày 14/8/2015, NHNN thông báo NH Đông Á bị kiểm soát đặc biệt sau khi công bố kếtquả thanh tra toàn diện NH này:"trong giai đoạn 2012 trở về trước, Đông Á đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tìnhhình tài chính và hoạt động của Đông Á”.

Các thương vụ sáp nhập NH trong năm 2015 gồm có Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank) sáp nhập vào Vietinbank (22/5/2015); MHB sáp nhập vào BIDV (25/5/2015); MDB sáp nhập vào Maritime Bank (12/8/2015); và Southern Bank vào Sacombank (1/10/2015). Cuối quý 3/2011, Việt Nam có 42 NHTM trong nước. Đến cuối năm 2015, số lượng các NHTM Việt Nam đã giảm xuống còn 34 (Nguyễn Xuân Thành, 2016, trang 38)

Ngày 20/11/2014, NHNN ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ 1/2/2015 và thay thế Thông tư13) nhằm tạo một khung pháp lý thống nhất về bảo đảm an toàn (đủ vốn, giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, sở hữu chéo, đầu tư CK, khả năng chi trả). Bên cạnh các giới hạn cấp tín dụng như quy định trong Luật các TCTD 2010, Thông tư 36 còn quy định giới hạn cấp tín dụng để kinh doanh cổ phiếu ở mức từ 5% vốn điềulệ trở xuống. TCTD không được cấp tín dụng cho khách hàng để kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm của TCTD khác và không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của mình để các công ty này kinh doanh cổ phiếu hay cho vay để kinh doanh cổ phiếu.

2.3 Đánh giá tình hình hoạt động sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)