Cơ sở pháp lý cho hoạt động sáp nhập và mua lại ngânhàng tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 43 - 45)

Do hoạt động sáp nhập và mua lại còn khá mới ở Việt Nam nên hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào dành riêng cho hoạt động này mà nằm rải rác ở các luật khác nhau và các quy chế, thông tư, nghị định, các cam kết quốc tế liên quan.

Luật Đầu tư năm 2005 & 2014: quy định trong các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 & 2014: tại điều 150, 151, 152, 153 của LDN 2005 đề cập đến khái niệm, thủ tục, quy định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; tại khoản 1 điều 194 LDN 2014 đã mở rộng đối tượng công ty bị hợp nhất, thông qua việc cho phép các công ty không cùng loại vẫn có thể hợp nhất với nhau.

Luật Cạnh tranh năm 2004: tại điều 16 xem sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế. Điều 18, 19 quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp chiếm trên 50% trên thị trường liên quan để hạn chế các tác động tiêu cực của tình trạng độc quyền.

Luật Chứng khoán 2006: cũng có các điều khoản liên quan đến tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Điều 29 quy định việc báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn: “1. Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán nới cổ phiếu của công

ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn… 4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng áp dựng đối với nhóm người có liên quan sở hữu từ năm phần trăm trở lên - số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành." Điều 32 quy định về chào mua công khai, theo đó các tổ chức, cá nhân chào mua công khai số cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải gửi đăng ký chào mua đến ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều 69 quy định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được sự chấp thuận của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Luật các Tổ chức tín dụng: Luật năm 1997 được sửa đổi vào năm 2004 và tiếp tục sửa đổi, bổ sung năm 2010: Với nội dung quy định tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác ở Việt Nam.Theo Điều 34, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Ngoài ra, một số quy định liên quan giúp hỗ trợ cho hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, như: tổ chức được cấp giấy phép có thể bị Ngân hàng nhà nước thu hồi giấy phép khi chia, sáp nhập, hợp nhất. phá sản (Điều 29); tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng nhà nước, hoặc khi thay đổi tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn (Điều 31). Luật Thuế: Khi thực hiện M&A thông thường sẽ thay đổi lớn về tài chính, các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng... sẽ phát sinh vì vậy các bên tham gia phải hoàn thành tất các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Việt Nam.

Luật Kế toán: Quy định về việc hợp nhất báo cáo tài chính. Ngoài ra còn được quy định cụ thể tại các văn bản Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC, Chuẩn mực kế toán số 11- Hợp nhất kinh doanh, Chuẩn mực kế toán số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con. Luật Kiểm toán: kiểm tra các hoạt động về tài chính của doanh nghiệp để xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Luật Sở hữu trí tuệ: Điều chỉnh khía cạnh chuyển giao quyền tác giả, công nghệ, bí mật kinh doanh giữa các bên.

Luật Lao động: Yêu cầu các bên tham gia M&A phải thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người lao động, tức là các phương án sử dụng lao động khi thương vụ thành công. Ngoài ra, các quy định khác cũng tham gia điều chỉnh hoạt động này như: định giá tài sản, hải quan, bất động sản...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)