Dự báo sự pháttriển của M&A ngânhàng tại ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 65 - 66)

Sáp nhập và mua lại đang là xu thế tất yếu trong ngành tài chính, ngân hàng thế giới. Sở giao dịch chứng khoán NewYork (NYSE) và Euronext(Công ty điều hành chứng khoán liên minh Châu Âu – Paris, Amsterdam, Brussels và Lisbon) đã sáp nhập với nhau thành NYSE Euronext, tạo ra sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tính về giá trị vốn hóa. Ngân hàng ABN AMRO (Hà Lan) được biết đến như một điển hình phát triển và mở rộng nhờ hoạt động M&A.

Tại Việt Nam, M&A ngày càng được các chủ thể kinh doanh sử dụng rộng rãi hơn nhằm rút ngắn con đường phát triển, mở rộng thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh. Các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài đã và đang tích cực sử dụng công cụ M&A để xâm nhập thị trường Việt Nam, trong đó M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn.

Ngay trong hai năm 2012 và 2013, đã có 9 NHTM nhỏ được đưa vào chương trình phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc thông qua các biện pháp khác nhau, trong đó có một trường hợp hợp nhất và một trường hợp sáp nhập. Trong năm 2015, đã có 4 thương vụ M&A, ba ngân hàng mà NHNN mua lại với giá 0 đồng và một ngân hàng đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Năm 2016 không có trường hợp nào chính thức thực hiện M&A. Năm 2017, PGBank đã chính thức được sáp nhập vào Vietinbank.

Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được đánh giá sẽ sôi động trong thời gian tới khi NHNN tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các TCTD. M&A giữa các ngân hàng phù hợp sẽ giúp cho các bên tận dụng được sự cộng hưởng lẫn nhau từ thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng, mạng lưới giao dịch, kênh phân phối. Ngoài ra, M&A giúp cho các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu tư, vận hành, thời gian phát triển mạng lưới…

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và xu hướng M&A trong ngành ngân hàng sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của các ngân hàng, nhưng đối

với những người tiêu dùng thì đây là cơ hội để sử dụng dịch vụ ngân hàng chất lượng cao với giá dịch vụ phù hợp.

Một hành lang pháp lý đối với các giao dịch M&A nói chung đã và đang được xác lập và được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh...Tuy nhiên, việc sáp nhập mua lại trong ngành ngân hàng có những đặc thù riêng, vẫn cần có hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)