Hoạt dộng mua bán sáp nhập ngânhàng thương mại đóng vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 55 - 56)

Trong thời gian qua, các NHTM với các thương vụ M&A được thực hiện đã góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Tái cơ cấu hệ thống các NHTM là nội dung quan trọng của quá trình tái

cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. NHNN đã và đang triển khai quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, sáp nhập những ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu.

Với phương thức thực hiện mua bán và sáp nhập thương lượng được thực hiện trên tinh thần tự nguyện là chủ yếu, các thương vụ M&A ngân hàng thương mại thành công, thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ và NHNN nhằm giải quyết những khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo tính an toàn hệ thống, tránh sự đổ vỡ có tính chất dây chuyền trong hệ thống ngân hàng. Phần lớn các NHTM sau sáp nhập có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi các NHTM phải nỗ lực rất lớn trong hoạt động mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường. Do đó, hoạt động của các ngân hàng cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi về mọi mặt, cả quản trị lẫn công tác quản lý rủi ro. Các ngân hàng thực hiện tái cơ cấu thông qua việc sáp nhập hoặc nhận vốn đầu tư nước ngoài, NHNN đóng vai trò giám sát và hỗ trợ. Các thương vụ M&A tạo ra hiệu ứng tích cực đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)