Về chính sách nhân sự
Khi sáp nhập diễn ra sẽ thay đổi nhân sự cả bên mua và bên bán. Môi trường làm việc mới, các mối quan hệ mới, quy trình làm việc mới sẽ tác động đến tất cả từ cán bộ quản lý cao cấp đến nhân viên và không phải ai cũng hài lòng và thích ứng được ở vị trí mới.
Ngân hàng sau sáp nhập cần xây dựng được một đội ngũ các nhà quản lý giỏi, xác định được người có khả năng vào các vị trí quản lý trong ngân hàng, tránh việc các bên đều muốn tiến cử người của mình vào mà không đủ năng lực. Các lãnh đạo của ngân hàng mục tiêu thường có tâm lý bị thua thiệt và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Ban lãnh đạo cần khuyến khích động viên, nắm được tâm tư nguyện vọng của họ và có chế độ đãi ngộ phù hợp như chế độ về lương thưởng, cơ hội thăng tiến, chính sách đào tạo, môi trường làm việc để duy trì đội ngũ nhân sự tốt làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.
Nhân viên sa thải sau khi sáp nhập cần được giải thích lý do rõ ràng và có chế độ bồi thường thỏa đáng để tạo sự yên tâm cho người ở lại.
Về văn hoá công ty
Ban lãnh đạo cần quan tâm đến việc chuyển tải thông tin về sự sáp nhập cho nhân viên, khách hàng… để tránh những hiểu lầm, rắc rối, mâu thuẫn xảy ra, tạo được niềm tin về viễn cảnh tương lai của ngân hàng. Trước khi tiến hành hoạt động sáp nhập và mua lại các bên cũng cần tìm hiểu trước văn hóa công ty của đối tác vì văn hóa công ty là một yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một thương vụ sáp nhập và mua lại.
Một nền văn hóa công ty mới sau sáp nhập không thể là một sự kết hợp hai cái cũ mà phải được tạo nên trên cơ sở các nỗ lực của cả hai phía nhằm xây dựng một nền văn hóa công ty chung phù hợp với tình hình mới và đảm bảo việc đoàn kết nội bộ. Đội ngũ nhân viên cần được hiểu nhiệm vụ quan trọng của họ trong hoạt động kinh doanh mà không quá quan tâm đến những lợi ích cục bộ của mình.
Các chương trình chăm sóc khách hàng cần được duy trì trong giai đoạn chuyển giao này vì tâm lý khách hàng thường bị ảnh hưởng do sự thay đổi quy trình làm việc, địa điểm giao dịch, mối quan hệ giữa khách hàng và giao dịch viên, lãnh đạo ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động, các NHTM nói chung và các ngân hàng quy mô nhỏ nói riêng cần củng cố năng lực cạnh tranh của mình để có thể đứng vững trên thị trường trong thời gian tới cũng như nâng cao vị thế của mình khi sáp nhập để quá trình này diễn ra thành công.
Nâng cao năng lực tài chính
Các ngân hàng cần tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, việc tăng vốn điều lệ phải gắn liền với các dự án và hoạt động giải ngân hợp lý. Đối với các ngân hàng quá yếu kém hoặc không thể tăng vốn cần nghiên cứu việc mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, tránh nguy cơ phá sản. Đối với các ngân hàng hoạt động hiệu quả có thể xem xét việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán nước ngoài, mở rộng thị trường.
Trong hoạt động, các ngân hàng cần đảm bảo các tiêu chuẩn quan trọng nhất để đảm bảo an toàn là hệ số an toàn vốn, vốn tự có, tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản), giới hạn cho vay và bảo lãnh thương mại, giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
Đối với các khoản nợ xấu, các ngân hàng, đặc biệt là các NHTM NN cần xử lý dứt điểm. Xử lý nợ xấu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, giảm nợ xấu phải gắn liền với việc xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng của các NHTM.
Phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng
Cần nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng, thận trọng cho vay chứng khoán, bất động sản, đẩy mạnh cho vay sản xuất. Tăng cường năng lực thẩm định dự án cho vay, năng lực quản lý vốn khả dụng.
Cần chú ý tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ. Các dịch vụ truyền thống cũng như dịch vụ mới (như thanh toán tự động, chiết khấu, ngân hàng điện tử, bao thanh toán, thẻ tín dụng, thấu chi, sản phẩm phái sinh…) phải bảo đảm chất lượng, an toàn, nhanh chóng, đơn giản thủ tục.
Các ngân hàng phải không ngừng tìm hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể trong từng giai đoạn.
Mỗi ngân hàng phải có chiến lược marketing phù hợp, cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các tiện ích để khách hàng nhận thức được và mong muốn sử dụng.
Để có thể triển khai các sản phẩm ngân hàng hiện đại, các ngân hàng cầnđầu tư công nghệ hiện đại, công tác an toàn bảo mật cần được đảm bảo.
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Các ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn.Chương trình đào tạo phải thiết thực, cụ thể nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại.
Các cán bộ lãnh đạo cần phải được đào tạo về kỹ năng quản trị điều hành, giám sát và thanh tra các hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, dự báo, phân tích xử lý tình huống. Hội đồng quản trị và ban điều hành cần có định hướng kinh doanh rõ ràng và tầm nhìn chiến lược dài hạn, phù hợp với diễn biếnkinh tế - xã hội.
Khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia ngân hàng trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và trên thế giới vào làm việc tại Việt Nam, có cơ chế tiền lương phù hợp với trình độ và năng lực người lao động. Các NHTM NN cần mạnh dạn áp dụng cơ chế đãi ngộ dựa trên kết quả công việc.
Xây dựng môi trường văn hóa làm việc phù hợp để ổn định và khai thác được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực.
Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu
Các ngân hàng cần có chiến lược xây dựng thương hiệu một cách bài bản vì đây chính là tài sản vô hình, tạo sự khác biệt giữa các ngân hàng. Các NHTM Việt Nam chú ý vào sự trung thành của khách hàng, sự quen thuộc trong giao dịch, văn hóa Việt Nam trong cạnh tranh với các NHNNg.
Việc xây dựng thương hiệu phải gắn liền với chất lượng, số lượng sản phẩm dịch vụ, độ an toàn bảo mật trong thực hiện giao dịch, tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động, thái độ phục vụ, các xử lý tình huống, tình cảm, trách nhiệm xã hội của ngân hàng.
Xây dựng chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới
13/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM giúp việc mở rộng mạng lưới các ngân hàng rõ ràng, an toàn, cạnh tranh bình đẳng.
Phát triển mạng lưới là một việc làm cần thiết để chiếm thị phần, quảng bá thương hiệu.Tuy nhiên, các ngân hàng phải đảm bảo điều kiện mở, tính toán kỹ hiệu quả hoạt động và khả năng quản lý. Các NHTM có tiềm lực cũng cần có chiến lược phát triển kênh phân phối qua việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phải bảo đảm khả năng kết nối, hệ thống thanh toán, hệ thống giao dịch điện tử chất lượng, quản lý dữ liệu phục vụ tốt trong hoạt động, công tác điều hành, kiểm soát.
Cần ứng dụng công nghệ hiện đại thu hẹp khoảng cách với NHNNg, tránh trường hợp do thiếu vốn, chỉ ứng dụng những công nghệ khai thác tức thời, trước mắt mà không đáp ứng các yêu cầu cao trong tương lai.
Các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ có thể liên kết và hợp tác với các ngân hàng khác hoặc với các tổ chức kinh tế nhằm tranh thủ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.
Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo khả năng tiếp thu và quản lý tốt công nghệ, có khả năng ứng dụng khai thác các tiện ích của công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ tương thích trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Tăng cƣờng liên kết giữa các NHTM trong nƣớc
Cạnh tranh là một yếu tố cần thiết để các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực hoạt động. Tuy nhiên sự cạnh tranh này cần lành mạnh và giúp các ngân hàng cùng phát triển chứ không phải kìm hãm nhau trong mục tiêu giữ vững thị phần với các NHNNg.
Các ngân hàng cần tiếp tục tăng cường liên kết qua việc kết nối hệ thống thanh toán thẻ, cho vay đồng tài trợ, thanh toán, liên kết theo loại nghiệp vụ để sử dụng hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Các ngân hàng quy mô nhỏ cần tranh thủ học hỏi, tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ từ các cổ đông chiến lược là NHTM trong nuớc hay NHNNg, từ
đó có thêm sức mạnh về tài chính, củng cố thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng dịch vụ.
Thông tin khách hàng cần minh bạch và hỗ trợ giữa các ngân hàng giúp cho việc quản trị rủi ro được tốt hơn.
Các ngân hàng cần liên kết với nhau thay vì cạnh tranh nhau trong cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn để giúp hoạt động của các ngân hàng ổn định hơn. Hiệp hội ngân hàng cần phát huy vai trò cầu nối giữa các ngân hàng.
Một giải pháp mà các ngân hàng trên thế giới đang tiến hành mạnh mẽ trong việc liên kết tạo sức mạnh là hình thức mua bán, sáp nhập ngân hàng.
Các NHTM cần có những bước chuẩn bị cần thiết trong việc sáp nhập mua lại các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng yếu kém không có khả năng tồn tại thương mại. Các ngân hàng Việt Nam cần nhìn nhận chính xác năng lực cạnh tranh thực tế và tiềm năng phát triển của mình để cân nhắc khả năng sáp nhập với ngân hàng khác. Nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp giữa hai bên đối tác sẽ dễ dàng tạo ra hiệu quả cộng hưởng có lợi cho cả hai bên, góp phần làm ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của cả hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ nhận định thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, chương 3 đã đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực hoạt động của các ngân hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tạo lợi thế cho các ngân hàng trong hoạt động sáp nhập và mua lại. Luận văn cũng nhận định xu thế sáp nhập và mua lại ngân hàng là tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế do đó luận văn đã đưa ra các đề xuất từ phía Nhà nước và từ các ngân hàng thương mại những sự chuẩn bị cần thiết để hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Luận văn đã cho thấy kinh doanh trong thời kỳ hội nhập các ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và cạnh tranh khốc liệt, có ngân hàng mạnh lên nhưng cũng có ngân hàng yếu kém có nguy cơ buộc phải sáp nhập hay bị mua lại. Đó là quy luật tất yếu trong cơ chế thị trường.
Từ việc nhận diện đầy đủ những thách thức, hạn chế đối với công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, luận văn đã đưa ra những đề xuất phù hợp qua giải pháp vĩ mô của Nhà nước và các giải pháp vi mô từ các ngân hàng thương mại trên các mặt hoạt động. Đây là việc làm cần thiết để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh. Luận văn cũng nêu bật được động cơ sáp nhập là có khả năng xảy ra do nội lực còn hạn chế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong so sánh với các ngân hàng nước ngoài ngày càng lớn mạnh và đang có điều kiện pháttriển.Từ việc nhìn nhận những hạn chế của hoạt động M&A trong thời gian qua và đúc kết kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, luận văn đã định hướng trong hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng Việt Nam, các hình thức có thể áp dụng. Để có một thương vụ thành công các ngân hàng cần có sự chuẩn bị chu đáo chi tiết trong từng bước như tìm hiểu đối tác, tình hình tài chính pháp lý, thương hiệu, ký kết hợp đồng, văn hóa công ty. Ngoài ra cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong định hướng hoạt động ngành ngân hàng, hoàn thiện về mặt pháp lý, thành lập ngân hàng đầu tư…
Có thể nói, hiện nay vấn đề sáp nhập và mua lại ngân hàng tại Việt Nam chưa được cảm nhận một cách mạnh mẽ từ sức ép cạnh tranh vì vậy trào lưu và xu hướng sáp nhập chưa thực sự sôi động. Tuy nhiên hoạt động này sẽ sôi nổi hơn trong thời gian tới khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2011 cùng với sự lớn mạnh của các ngân hàng nước ngoài. Qua thời gian nghiên cứu tác giả nhận thấy đây là một vấn đề mới và còn khá nhạy cảm đối với người làm công tác ngân hàng. Các ngân hàng cần trang bị kiến thức về hoạt động này ở Việt Nam để tránh bị động trong thời gian tới, việc sáp nhập cần được hiểu một cách rất tích cực là nhằm tập hợp và thống nhất sức mạnh để phát triển trong cạnh tranh, cần tránh suy nghĩ tiêu cực như phá sản, bị nuốt chửng, khả năng yếu kém.
Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo thông lệ quốc tế chưa xảy ra ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện tác giả đã nghiên cứu nhiều tài liệu sách báo nhưng do khả năng hạn chế và tính chất bí mật của hoạt động M&A nên luận văn không thể tránh những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và bạn đọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng, Hà Nội, 2005
2) Chính phủ Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngày 24/05/2006, Hà Nội, 2006
3) Nguyễn Thị Diệu Chi, Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, Đề án Tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, năm 2013
4) Christopher Conte, Khái quát về nền kinh tế Mỹ, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001
5) Nguyễn Quang Minh, Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam sau M&A, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2016
6) Ngô Đức Huyền Ngân, Sáp nhập và mua lại ngân hàng ở Việt Nam, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, năm 2009
7) Nguyễn Thị Minh Phượng, Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành ngân hàng: Xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Đại học Ngoại Thương, năm 2010
8) Nguyễn Xuân Thành, Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011- 2015”, chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, tháng 2/2016
9) Phạm Ngọc Long, Sáp nhập ngân hàng- Một xu thế không thể đảo ngược,
Tạp chí ngân hàng số 12, tháng 6/2008
10) Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm 2005&2014 11) Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Cạnh Tranh năm 2006
13) Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, số 18/BC-UBGSTCQG ngày 29/11/2017 – Báo cáo tình hình kinh tế- tài chính tháng 11/2017 và 11 tháng năm 2017, tháng 12 năm 2017
Các Website
14) Minh Đức – VNEconomy, HSBC đầu tư hơn 1.200 tỷ vào Techcombank, tại địa chỉ: http://vneconomy.vn/tai-chinh/hsbc-dau-tu-hon-1200-ty-dong-vao- techcombank-20080828105719291.htm, truy cập ngày 02/12/2017