Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 60 - 65)

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Tính chủ động của các NHTM Việt Nam trong M&A còn chưa cao. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũng mở cửa thị trường trong nước, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bối cảnh này buộc các NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh. Khi đó, thị trường trong nước không còn bảo hộ cao như trước, các NHTM sẽ bị áp lực cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và mức độ cạnh tranh cũng gay gắt hơn. Tuy nhiên, mức độ chủ động của các ngân hàng Việt Nam chưa cao. Các ngân hàng thương mại còn phụ thuộc nhiều vào thị trường sẵn có, thiếu sự bứt phá và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai: Áp lực từ gánh nặng nợ xấu. Nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng trong từng thời điểm. Nợ xấu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tác động tiêu cực đến sự lưu thông vốn cũng như hiệu quả kinh doanh và sự an toàn của các ngân hàng.

M&A ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đang theo các xu hướng M&A giữa các ngân hàng nhỏ với nhau, giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ và dưới hình thức mua cổ phàn chiến lược của các NHTM với các đối tác trong nước và nước ngoài. Trong quá trình thực hiện M&A, nợ xấu là một trong những vấn đề mà các NHTM quan tâm giải quyết, bởi lẽ một trong những nguyên tắc của M&A là ngân hàng mới sẽ phải tiếp nhận, thực thi và chịu trách nhiệm về tất cả những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính do các bên đã xác lập trước đó. Áp lực xử lý nợ xấu đối với các NHTM thời kỳ hậu M&A không chỉ xảy đến với những ngân hàng thương mại quy mô nhỏ mà ngay cả các NHTM quy mô lớn cũng phải đối mặt với những khó khăn này. Ngân hàng phải dành lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro, vì thế lợi nhuận trước thuế giảm rất mạnh sau sáp nhập.

Thứ ba: Cơ chế quản lý thông tin còn nhiều bất cập. Việc minh bạch thông tin, công bố thông tin kịp thời đóng vai trò nền tảng cho sự thành công của một thương vụ M&A ngân hàng thương mại. Việc công bố thông tin về mua bán và sáp nhập được quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của NHNN yêu cầu hợp đồng mua bán, sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày NHNN chấp thuận nguyên tắc. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại, thường có điều khoản về bảo mật thông tin giữa các bên.

Thứ tư: Sự chuẩn bị cho quá trình M&A chưa thực sự tốt. M&A các NHTM là một trong những giải pháp tái cơ cấu được NHNN khuyến khích các NHTM triển khai thực hiện. Về lý luận và thực tiễn cho thấy, việc tái cơ cấu các NHTM thông qua M&A có nhiều lợi thế so với các biện pháp khác như: Tiết kiệm chi phí, thời gian, tận dụng tối đa nguồn nhân lực; hệ thống ngân hàng sẽ giảm bớt được những NHTM yếu kém. Tuy nhiên, M&A chỉ là bước đầu của quá trình tái cơ cấu các ngân hàng. Sau M&A ngân hàng, quản trị hậu M&A là yếu tố quyết định sự thành công của một thương vụ, bao gồm nhiều mảng: quản trị rủi ro, hoạt động công nghệ, thương hiệu… Một trong những hệ lụy của các thương vụ M&A ngân hàng đó là văn hóa của các ngân hàng bị pha trộn cùng với điều đó là một số lượng nhân viên cắt giảm hay dịch chuyển sang các đơn vị khác. M&A kéo theo việc thay đổi nhân sự dễ gây ảnh hưởng tới mối quan hệ khách hàng và ngân hàng sẵn có. Điều đó có thể trở thành sơ hở để các đối thủ cạnh tranh tận dụng để thu hút khách hàng về phía ngân hàng của họ. Không những thế, sự chênh lệch về nền tảng công nghệ cũng là một vấn đề khó khăn đối với các NHTM thời kỳ hậu M&A. Do đó, để có một thương vụ M&A, ngân hàng thu mua cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ trong suốt quá trình diễn ra M&A và quản trị hậu M&A.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng còn chưa đầy đủ. Việc tiến hành các thương vụ M&A ngân hàng ở Việt Nam đều có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Mặc dù Chính phủ, NHNN đã đưa ra những thể chế quy định về hoạt động M&A ngân hàng như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh…, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam những quy định

hướng dẫn nằm rải rác ở nhiều văn bản mà chưa có bộ luật riêng về hoạt động M&A. Do đó, đôi khi còn gây nhiều khó khăn, mẫu thuẫn trong việc tiến hành các thương vụ M&A ngân hàng. Các phương thức mua bán sáp nhập cũng chưa được quy định cụ thể trong các văn bản luật, các văn bản pháp lý mới chỉ dừng lại ở việc xác lập các hình thức M&A, chưa quy định cụ thể đến việc xử lý các vấn đề liên quan đến hậu sáp nhập. Việc thiếu các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hướng dẫn cụ thể các thủ tục, quy trình có liên quan để tạo hành lang pháp lý an toàn và điều kiện thuận tiện cho các ngân hàng tham gia, thực hiện mua bán sáp nhập là vấn đề khó khăn cho các bên tham gia hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam.

Thứ hai: Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi còn chưa rõ nét. Ở Việt Nam, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi đã được Chính phủ ký ban hành và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập, đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Luật Bảo hiểm tiền gửi được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012. Chính sách của bảo hiểm tiền gửi là góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các Tổ chức tín dụng, bảo đảm cho sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng; với chức năng chính là chi trả cho người gửi tiền khi có đổ vỡ ngân hàng, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn. Việc thi hành quy định về bảo hiểm tiền gửi mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế, xã hội tuy nhiên mức chi trả tiền gửi lại quá thấp. Từ năm 2005 đến tháng 7 năm 2017, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi được quy định là 50 triệu đồng, điều đó có nghĩa dù một khách hàng đang gửi tiết kiệm 50 triệu đồng hay 500 triệu đồng, thậm chí là 5 tỷ đồng tại một ngân hàng, trong trường hợp ngân hàng gặp vấn đề, bảo hiểm tiền gửi chỉ chi trả tối đa 50 triệu đồng. Với mức bảo hiểm này, nhiều người dân sẽ thấy e ngại khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tháng 08/2017 vừa qua, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi đã được điều chỉnh tăng lên mức 75 triệu đồng, tuy nhiên mức chi trả này cũng không tạo được sự an tâm cho khách hàng.

Nếu mức chi trả được điều chỉnh một cách phù hợp hơn, chính sách bảo hiểm tiền gửi được lan tỏa tới người dân sẽ thực sự là một yếu tố thuận lợi cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập ngân hàng. Bào hiểm tiền gửi sẽ giúp hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nm hoạt động an toàn và hiệu quả.

Thứ ba: Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng còn nhiều hạn chế. Quá trình phát triển mạnh mẽ của các NHTM luôn đồng hành cùng với các loại rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro về tác nghiệp và công nghệ trong điều kiện hệ thống quản trị, điều hành kinh doanh của các NHTM còn yếu kém là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với hệ thống NHTM là điều vô cùng cần thiết. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hoạt động M&A ngân hàng thương mại nói riêng, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, giám sát và đưa ra những cảnh báo sớm. Tuy nhiên, thời gian qua khả năng phát hiện và cảnh báo sớm, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng còn hạn chế. Hiện nay, đối tượng của hoạt động thanh tra, giám sát là tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại biến động từng ngày nên hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN cũng cần đổi mới kịp thời và đúng hướng nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, còn một số nguyên nhân khác như: môi trường vĩ mô chưa thực sự ổn định, trung tâm thông tin tín dụng hoạt động chưa hiệu quả...

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã phân tích tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian vừa qua từ đó thấy được khả năng cạnh tranh của ngành ngân hàng.Mặc dù các NHTM Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng kể nhưng các ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của mình trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt nếu muốn tồn tại. Bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận động cơ sáp nhập và mua lại ngân hàng để có những bước chuẩn bị vì đây là xu thế tất yếu và cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)