Chính sách quản trị con người ảnh hưởng đến sự thành bại của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 67 - 70)

M&A

Thất bại do thiếu thông tin trong cộng đồng công ty

Thông tin trong cộng đồng công ty là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình M&A. Thông tin không tốt trong cộng đồng nhân viên, giữa những nhân viên trong các cấp bậc khác nhau trong công ty, giữa hai công ty sáp nhập là

một trong những yếu tố chính dẫn đến sáp nhập thất bại. Quản lý cấp trung và nhân viên ở cấp lớn hơn là những người chịu ảnh hưởng lớn từ quá trình sáp nhập. Có ít hơn 1/3 quản lý cấp trung và nhân viên được công ty thông báo về việc sáp nhập và mua lại. Vì thế không có gì lạ khi nhiều nhân viên quản lý hiểu và biết rõ hơn về công ty của mình qua việc đọc báo hàng ngày hơn là nghe các thông tin quản lý cấp cao của họ.

Không phải chỉ riêng việc thiếu thông tin trong công ty là vấn đề nghiêm trọng trong quá trình sáp nhập, sự giấu giếm thông tin có chọn lọc của một bộ phận quản lý cấp trung, những người bị ảnh hưởng bởi sáp nhập, sự mất lòng tin ở một bộ phận nhân viên cũng là vấn đề nghiêm trọng. Trong vài trường hợp, công ty cảm thấy cần phả nói dối nhân viên bằng cách cam đoan về vị trí và tiền lương cán bộ, về không có sự sa thải nào trong tương lai.

Thất bại do thiếu sự chú trọng vào vấn đề nhân sự

Những bước đi đầu tiên của quá trình mua lại và sáp nhập thường diễn ra trong bí mật và vấn đề nguồn nhân lực không phải luôn tồn tại trong các cuộc đàm phán. Đây chính là lý do khiến hoạt động của ngân hàng hậu M&A không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Thất bại do thiếu sự đào tạo nhân viên

Thiếu sự đào tạo, không chỉ nhân viên trong công ty sáp nhập, mà cả quản lý và chuyên viên nhân sự, người theo dõi quá trình sáp nhập là một trong những yếu tố dẫn đến sự thất bại trong sáp nhập. Đào tạo là một thành phần thiết yếu trong quá trình trước và lúc đang sáp nhập, cũng như trong quá trình đạt đến mục tiêu hợp nhất êm thấm. Tuy nhiên trong các báo cáo gần đây của các giám đốc nhân sự những công ty lớn, chỉ phần nửa nhân viên nói rằng được tham gia đào tạo phát triển trong quá trình sáp nhập. Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia nhân sự bị tách ra khỏi quá trình sáp nhập vì họ bị nghĩ rằng yếu kiến thức khi đàm phán sáp nhập. Các giám đốc nhân sự tin rằng hầu hết các chuyên gia nhân sự không có các kiến thức kỹ thuật cần thiết về M&A. Do vậy, các nhà quản lý thường không thích có chuyên gia nhân sự trong quá trình sáp nhập. Nếu tình trạng này không thay đổi,

các nhà quản lý sẽ không thể đạt hiệu quả trong quá trình trước khi sáp nhập và sẽ thiếu kiến thức cần thiết để có thể giải quyết những nhu cầu của công ty mới sáp nhập. Những nhà quản lý cần được đào tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu của công ty lớn hơn. Nếu họ không được đào tạo kỹ, hiệu quả và lợi nhuận của công ty sẽ chịu tác động không tốt.

Thất bại do thiếu nhân tố nhân sự chủ chốt và nhân viên lành nghề

M&A thường dẫn đến những tổn thất trong giá trị tài sản của công ty, nhân viên lành nghề và nhân sự chủ chốt. Theo American Managament, gần nửa cán bộ quản lý trong công ty bị mua lại rời khỏi công ty trong năm đầu tiên sáp nhập. Mặc dù quyết định M&A thường dựa trên mong muốn đạt đến một lực lượng lao động lành nghề, kiến thức và chuyên môn cao, việc mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bởi lãnh đạo công ty, người đã không có những bước chuẩn bị phù hợp để giải quyết vấn đề này. Họ cần phải biết được khi nào nhân viên chuẩn bị rời khỏi công ty sau các quyết định M&A. Các nhà lãnh đạo cần nói chuyện với nhân viên về những kiến thức và thành tựu đạt được như là một phần của quá trình M&A.

Thất bại do thiếu sự chú trọng đến khách hàng

Cùng với sự tổn thất và nhân sự sẽ dẫn đến tổn thất về khách hàng trong quá trình M&A. Một vài nhân viên lành nghề, người chịu trách nhiệm mang đến cho khách hàng những giá trị doanh nghiệp, sẽ dẫn đến một phần khách hàng thân thiết cũng rời khỏi công ty. Chính nhân tố con người đã tạo ra lợi nhuận cho công ty, là người đại diện, là bộ mặt của công ty, thiết lập mối quan hệ giữa công ty với khách hàng và là người sẽ đem doanh nghiệp đến thành công.

Thất bại do sự thiếu hòa hợp văn hóa trong công ty

Ngay cả khi hai công ty dường như có tất cả những yếu tố thuận lợi cho việc sáp nhập thành công thì sự khác biệt về văn hóa có thể làm hỏng thương vụ này. Nó không đủ nếu hai công ty xem như rất thích hợp với nhau trên giấy tờ, nếu nhân viên trong hai công ty không thể làm việc chung với nhau thì thương vụ này không thể thành công. Giới kinh doanh quốc tế đã chỉ ra rằng, thông tin kém và và không có khả năng hòa hợp văn hóa là hai nguyên nhân chính của sự thất bại trong sáp

nhập. Khác biệt trong văn hóa không thể được giải quyết hiệu quả bằng các quyết định hành chính. Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng có thể thất bại nếu con người không làm việc chung với nhau. Nếu hai lực lượng lao động không thể cùng hợp tác dười cùng mục tiêu định sẵn thì ngay cả những kế hoạch tài chính tốt nhất cũng không thể thành công.

Một ví dụ về sự quan trọng trong khác biệt văn hóa sự sáp nhập công ty Daimler Chrysler. Phần quan trọng trong quy trình trước khi sáp nhập là nỗ lực hòa hợp những khác biệt văn hóa. Mặc dù trong thời gian đầu Daimler Benz và Chrysler đều có những ràng buộc của mình về làm việc chung, chia sẻ công việc và phương thức phát triển sản phẩm. Thế nhưng những ràng buộc này không cụ thể, ví dụ như quản lý của Daimler không hài lòng khi sử dụng những bộ phận của Chrysler trong xe Mercedes.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp NHẬP và MUA lại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại tại VIỆT NAM và bài học KINH NGHIỆM (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)