Từ sau khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường và nhất là sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, số lượng các NHTM đã liên tục tăng lên và có thêm nhiều loại hình sở hữu ra đời. Số lượng ngân hàng tăng lên tập trung vào khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của ngành ngân hàng đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức quốc tế.
Đến hết tháng 12/2017, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có 43 ngân hàng, tồn tại và phát triển với ba hình thức: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Sơ đồ 2.1: Hệ thống ngân hàng Việt Nam
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng 11 tháng đầu năm 2017 đã tăng 15,3% so với đầu năm, tuy thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ 15,6% song vẫn là kết quả khả quan đối với ngành ngân hàng, và hướng tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18% năm 2017 mà NHNN đã đề ra từ đầu năm.
Trong khi đó, huy động vốn của các TCTD tăng chậm hơn ở 13,5%, thấp hơn so với mức tăng 16,6% cùng kỳ. Với quy mô tín dụng tiếp tục tăng nhanh hơn quy
HỆ THỐNG 43 NGÂN HÀNG 04 Ngân hàng thương mại nhà nước 31 Ngân hàng thương mại cổ phần 08 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
mô huy động vốn, thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng nhìn chung có sự cải thiện, hệ số NIM theo đó cũng tăng lên. (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 2017)
Thống kê cho thấy những ngân hàng có tăng trưởng huy động tiền gửi cao trong hệ thống gồm Vietcombank, SHB và BIDV.
Lãi suất cho vay nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ do nhiều yếu tố. Thứ nhất, do tác động của Thông tư 06 liên quan tới tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục cơ cấu lại kỳ hạn các khoản cho vay về những kỳ hạn ngắn hơn để cân bằng với kỳ hạn huy động.
Thứ hai, do NHNN tiếp tục đẩy mạnh chủ trương cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là các nhóm ngành ưu tiên – thông qua Quyết định 1425, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sẽ có xu hướng ổn định và giảm nhẹ trong thời gian tới. Để bù đắp lợi nhuận, xu hướng đẩy mạnh cho vay bán lẻ sẽ tiếp diễn để hỗ trợ các ngân hàng cân đối lại nguồn thu của mình. Lãi suất huy động, sau đợt tăng đầu năm do nhu cầu vốn tăng cao, đã dần ổn định trở lại trong quý II, nhờ sự dư thừa thanh khoản do nguồn vốn nhàn rỗi chậm giải ngân từ KBNN.
Theo thống kê của VPBS, kết thúc quý II, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng là 5,18%, 6 tháng là 5,97% và 12 tháng là 6,89%, tăng lần lượt 8 điểm, 18 điểm và 12 điểm cơ bản so với cuối năm 2016. Quyết định 1424 được ban hành đầu tháng 7 sẽ là yếu tố tiếp tục hỗ trợ ngành ngân hàng ổn định lãi suất huy động, tạo điều kiện cắt giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Nợ xấu đã được kiểm soát chặt chẽ hơn trong năm 2016, chủ yếu do lượng lớn nợ xấu đã được bán cho VAMC. Do đó, tỷ lệ nợ xấu thể hiện trên BCTC của các ngân hàng thương mại hầu như đều ở mức dưới 3% (trừ STB và VPB có tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 9 lần lượt là 5,95% và 3,06%), tỷ lệ nợ xấu của trong tổng dư nợ tín dụng của toàn ngành tính đến cuối quý II/2017 là 2,48% (chưa bao gồm trái phiếu VAMC)
Tuy vậy, một lượng lớn nợ xấu tồn tại dưới hình thức trái phiếu VAMC vẫn chưa được giải quyết triệt để. Cuối năm 2016, Vietcombank là ngân hàng duy nhất đã sử dụng nguồn dự phòng để xử lý hết trái phiếu VAMC.Đến cuối quý II/2017,
Techcombank cũng sử dụng nguồn dự phòng để xử lý toàn bộ trái phiếu VAMC.Tuy vậy, lượng trái phiếu VAMC còn lại ở một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Sacombank và SHB vẫn còn khá lớn, cả về giá trị tuyệt đối và so với quy mô tài sản của ngân hàng.Theo VPBS, BIDV hiện có tỷ lệ xấu không thay đổi nhiều so với cuối năm 2016, ở mức khoảng 2%.(Thảo Nguyên, 2017)
Nghị quyết 42 và Nghị định 61 bắt đầu có hiệu lực trong quý III/2017 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ ngành ngân hàng nhanh chóng xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu vẫn đang tồn tại dưới hình thức trái phiếu VAMC này.
Trong vòng 2 năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng nở rộ và trở hành kênh tín dụng hấp dẫn đối với ngành ngân hàng. Xu hướng tích cực này là do nhu cầu thực tế của xã hội tăng cao, và biên lợi nhuận (nếu vận hành hiệu quả, quản trị rủi ro tốt) ở mức vượt trội so với mảng kinh doanh tín dụng truyền thống.
Với sự thành công của VPBank và HD Bank – 2 ngân hàng hiện có thu nhập lãi từ tín dụng tiêu dùng chiếm đến hơn 50% tổng thu nhập lãi hợp nhất – thông qua các công ty tài chính là FE Credit và HD Saison, tín dụng tiêu dùng trở nên vô cùng hấp dẫn. Hiện tại nhiều ngân hàng thương mại đang sở hữu công ty con hoặc công ty liên doanh, liên kết là công ty tài chính, chủ yếu cho vay tiêu dùng.
Trong đó, có thể kể đến FE Credit của VPBank, HD Saison của HDBank, Techcom Finance của Techcombank, Maritime Finance của Maritime Bank, SHB Finance của SHB và MCredit của MBBank. Hầu hết các công ty này đều do các ngân hàng mua lại những công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường nhằm khai thác thị trường tín dụng tiêu dùng.
2.1.2 Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động của các NHTM Việt Nam