Đặc điểm của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tại CÔNG TY DKSH VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 25 - 27)

1.3. Quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phân phối

1.3.2. Đặc điểm của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp phân phối

Đối với nền kinh tế, ngành phân phối đóng góp một phần quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế thơng qua các vai trị sau:

Thứ nhất, phân phối khơng chỉ đóng góp nguồn thuế đáng kể cho ngân sách chính phủ mà cịn tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho xã hội. Mặc dù

kinh tế gặp khó khăn nhưng thị trường phân phối năm 2015 vẫn đạt khoảng 105 tỷ USD. Với khoảng 90 triệu dân nhưng tồn quốc chỉ có 700 siêu thị, 132 trung tâm thương mại và trên 1.000 cửa hàng tiện ích, nhiều chuyên gia cho rằng con số này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Dự báo, từ nay đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1200-1500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhất là khi người tiêu dùng đang có khuynh hướng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị lớn và cửa hàng hiện đại, đồng nghĩa với việc sẽ tạo thêm rât nhiều công việc cho người lao động. Theo đó, phân phối ngồi chức năng kinh tế cịn thực hiện chức năng xã hội đối với một quốc gia.

Thứ hai, hoạt đơng phân phối thúc đẩy q trình tái sản xuất xã hội. Xã hội nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải đồng thời diễn ra hai quá trình: sản xuất và tái sản xuất. Trong đó, tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và diễn ra liên tục. Trong nền kinh tế hiện đại, sự chuyên mơn hóa cao địi hỏi nhà sản xuất tập trung vào các giai đoạn quan trọng như nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm nên sự ra đời của các doanh nghiệp phân phối sẽ đẩy nhanh vòng quay sản phẩm, tiền tệ, giảm thời gian đẩy sản phẩm ra ngồi thị trường và tiêu dùng… nhờ đó mà tăng cường q trình tái sản xuất.

Đối với một doanh nghiệp, hệ thống phân phối hàng hóa tiêu thụ hàng hố ln là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong giai đọan hiện nay cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng

hố phải được tiêu chuẩn hố thì vấn đề chất lượng hàng hoá đưa ra thị trường phải được đảm bảo là điều tất nhiên. Việc tiêu thụ hàng hoá phân phối của doanh nghiệp và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phân phối đó. Hãng ơ tơ Nissan đã đưa ra nhận định hết sức thực tế về vai trị quan trọng của Marketing hiện đại “vấn đề khơng chỉ là anh đưa cho người tiêu dùng cái gì mà cịn là anh đưa nó như thế nào sẽ quyết định thành công trên thương trường”.

Khi sản xuất với công nghệ hiện đại và thách thức tổ chức quản lý khoa hoc, doanh nghiệp sẽ thành công trong khâu này, số lượng và chất lượng sản phẩm được

đảm bảo nhưng rất có thể doanh nghiệp chỉ thành cơng ở đây nếu khâu tiếp theo là phân phối không được thực hiện tốt. Phân phối hàng hố hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong các khâu của q trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, phân phối hàng hố khơng hiệu quả sẽ dẫn tới những ách tắc trong kinh doanh và có thể doanh nghiệp khơng chi trả được chi phí dẫn tới phá sản. Thực tế này không chỉ đặt ra đối với doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp thương mại- loại hình doanh nghiệp hoạt động trong khâu phân phối lưu thơng hàng hố.

Ngồi ra, các cơng ty cịn nhận thấy rằng cạnh tranh thành công, họ không phải chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải thực hiện tốt hơn khả năng sẵn sàng ở công ty, ở đâu khi nào doanh nghiệp có thể đáp ứng và như thế nào đối với nhu cầu thường trực và khơng thường trực của người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được mục tiêu an toàn, lợi nhuận và vị thế khi cơng việc phân phối hàng hố của mình được thực thi một cách có hiệu quả cao. Nhiều nhà sản xuất khơng có đủ nguồn lực tài chính để phân phối trực tiếp sản phẩm của mình đến tận người tiêu dùng cuối cùng vì việc phân phối trực tiếp đòi hỏi đầu tư rất nhiều tiền bạc và nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tại CÔNG TY DKSH VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)