DKSH tại Việt Nam
Theo ông Julien Brun - Tổng Giám Đốc CEL Consulting, trong năm 2017 sẽ có những xu hướng trong ngành quản trị chuỗi cung ứng như sau:
- Bối cảnh hiện tại của kinh tế toàn cầu cũng như tính bất ổn trong chính trường gần đây chính là thánh thức lớn cho các doanh nghiệp, cho tính linh hoạt của từng chuỗi cung ứng. Chẳng hạn sức nóng của hiệp định TPP được thay bằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP… Nhiều doanh nghiệp thậm chí tỏ ra lo ngại rằng tính không chắc chắn, không ổn định sẽ tăng cao trong 2017 cho một số ngành công nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp lại càng phải chuẩn bị các phương án, kế hoạch ứng phó với tính biến thiên ngày càng tăng của bối cảnh kinh tế hiện tại.
- Năm 2017 sẽ là năm với nhiều thử thách trong thu mua và các chuyên gia thu mua cần phải đổi mới trong chiến lược và kỹ thuật thu mua hàng hóa. Không như năm 2016, gần như chắc chắn là trong năm 2017, chuỗi cung ứng nhiều ngành sẽ phải đối phó với việc tăng chi phí dịch vụ và chi phí vận chuyển sản phẩm trong nội bộ của chuỗi. Vai trò của CPO Chief Procurement Officer – Giám đốc Mua hàng - sẽ ngày càng khẳng định rõ rệt hơn nữa vào năm 2017 cho vị thế chiến lược trong tổ chức quản trị cung ứng.
Nhiều hiệp định thương mại được xúc tiến hay hoãn lại ảnh hưởng trực tiếp với chiến lược thu mua nguyên vật liệu cho giá thành sản phẩm tối ưu nhất. Biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng tạo nhiều thách thức cho công việc thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa với yêu cầu cao hơn về tiêu chí bền vững cho môi trường, xã hội. Ví dụ như ngành may mặc, nhiều chuỗi cung ứng như H&M, Zara, Everlane đẩy mạnh tiêu chí rõ rang, minh bạch trên toàn chuỗi cung ứng với thông tin truy xuất nguồn nguyên liệu, chi phí giá thành…Hoặc như ngành tiêu dùng nhanh hay bán lẻ như Unilever, Friesland, Wal-mart bên cạnh chỉ tiêu kinh doanh hàng năm còn có tiêu chí giảm lượng khí thải trên toàn chuỗi cung ứng hàng năm lên đến hàng triệu tấn CO2 hàng năm. Chính vì thế, nhân sự ngành thu mua đứng trước áp lực phải mở rộng kiến thức mới về luật định, cung ứng bền vững, năng lượng – vật liệu, mà còn
phải cập nhật kỹ thuật, chiến lược mua hàng cho bối cảnh kinh tế mới thay đổi nhanh hơn.
- Năm 2017 sẽ có “bão lớn” về nhân sự ngành quản trị cung ứng. Vấn đề năm 2017 không phải là quá nhiều người thất nghiệp mà là có quá nhiều công việc nhưng lại không thể tìm được nhân viên phù hợp. Năm 2017 sẽ là một năm đánh dấu ngành quản trị cung ứng trước áp lực nhân lực còn yếu về kĩ năng, kiến thức. Môi trường kinh doanh toàn cầu thay đổi nhanh, cộng với tính phức tạp ngày càng cao trong quản trị vượt hơn tốc độ phát triển và chuẩn bị nhân sự kế thừa ở các doanh nghiệp, dẫn đến sự “hụt hơi” trong chính đội ngũ nhân sự quản trị cung ứng. Chính sự thiếu hụt kỹ năng này trong nhân sự tác động rõ rệt sự hiệu quả của một số chuỗi cung ứng một số doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh và quản trị cung ứng chưa đạt như kế hoạch.
- Tiến độ đàm phán về các điều khoản thương mại toàn cầu, khu vực, thu hút rất nhiều sự chú tâm của các doanh nghiệp. Tình trạng căng thẳng toàn cầu đang tăng cao như hiện nay dường như đang có xu hướng trở nên chống thương mại nhiều hơn là hợp tác quốc tế trước đây. Doanh nghiệp sẽ phải liên tục phân tích và nghiên cứu kĩ lưỡng mạng lưới chuỗi cung ứng hiện tại và mô phỏng, chuẩn bị các tình huống có thể xảy ra trong thời gian tới như câu chuyện Ford mở rộng nhà máy gần đây dưới tác động của chính phủ mới tại Mỹ. Những vấn đề về thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục lan rộng ra trong năm tới và thậm chí còn trở nên phức tạp hơn và gây bối rối trong việc giải quyết theo như điều khoản giữa các nước.
- Ngành công nghiệp vận chuyển toàn cầu tiếp tục đối đầu với nhiều thăng trầm trong 2017. Trong 3 năm qua, ngành vận tải toàn cầu trải qua nhiều biến cố thăng trầm như câu chuyện phá sản của hãng tàu biển Hanjin. Năm 2017, các công ty nên lên kế hoạch rõ ràng hơn cho những khả năng thay đổi ở mọi mặt trận của ngành vận chuyển. Điển hình là tin phá sản của hãng tàu biển Hanjin đã làm một doanh nghiệp sản xuất đỗ gỗ sử dụng dịch vụ của Hanjin thất thoát gần 1 triệu USD để sắp xếp vận chuyển phát sinh cho tồn kho đang nằm “lênh đênh” trên các container của Hanjin.
- Năm 2017 là năm phục hưng hoàn toàn mới trong đầu tư kinh doanh và công nghệ. Sau nhiều năm khai thác quá nhiều tiền vào việc mua lại cổ phiếu hay là cổ
tức cổ đông tăng cao, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào những khu vực then chốt như năng suất, hiệu quả, tự động hóa chuỗi cung ứng hay làm thế nào để đưa ra quyết định có phương pháp, dữ liệu lịch sử thay cho việc ra quyết định mang tính “cảm quan”. Song song đó, nhiều hoạt động mua bán, sát nhập trong lĩnh vực phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp, IoT, quản trị cung ứng… sẽ rầm rộ hơn trong cộng đồng công nghệ.
- Doanh nghiệp tư nhân sẽ tiếp tục góp phần phát triển cho phát triển bền vững. Mặc dù tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp, doanh nghiệp tư nhân vẫn tiếp tục đề cao và đưa ra nhiều sáng kiến đóng góp tính bền vững của môi trường xã hội, vượt cả ngoài mục đích kinh doanh lợi nhuận truyền thống trước đây. Điển hình như Chương trình năng lượng sạch Clean Power Plan cam kết của 100 doanh nghiệp dẫn đầu như: Apple, Google, Amazon, Microsoft… hay ngành than tại Trung Quốc đóng cửa hơn 1,000 mỏ và tăng ngành năng lượng mặt trời hay năng lượng gió lên 21%, hay cam kết đạt tối thiểu 50% trước 2025 sử dụng năng lượng sạch trên toàn chuỗi cung ứng của Walmart, hay câu chuyện Avery Dennison công bố việc mua lại năng lượng sạch để dung cho sản xuất của toàn chuỗi, hay chương trình của Levi’s chia sẻ thông tin quản lý và bảo vệ nguồn nước trong sản xuất cho cả đối thủ, hay chương trình sử dụng sản phẩm cũ và nguyên liệu tái chế trong thiết kế mới của IKEA.
- Một số chuỗi cung ứng “nóng” trong năm 2017 sẽ thu hút nhiều quan tâm từ nhiều phía. Dưới đây là một số chuỗi cung ứng có thách thức độc đáo và có thể có ảnh hưởng lớn trong năm 2017:
Ngành sản xuất ô-tô
Ngành bán lẻ trực tuyến
Ngành vận chuyển hàng không
Ngành tiêu dùng nhanh, thực phẩm, giải khát
Ngành dược phẩm toàn cầu
Trong bối cảnh như vậy, DKSH nhận định châu Á là châu lục đang thay đổi rất nhanh và doanh nghiệp nếu muốn thành công phải liên tục thay đổi và có chiến lược thích ứng phù hợp. Tầm quan trọng và sức mạnh của kinh tế Châu Á vẫn không suy giảm nhưng độ phức tạp của thị trường lại tăng lên, trong đó, những
chuyên môn chuyên sâu về thị trường và khu vực cũng ngày càng được chú trọng. Bên cạnh đó, tâm lý người tiêu dùng cũng dần trở nên phức tạp và gia tăng nhu cầu hưởng thụ. Nhiều thay đổi về hành vi khách hàng, thay đổi xã hội, sự xuất hiện của những đối thủ mới, xu hướng sử dụng dịch vụ bên ngoài và việc ứng dụng các công nghệ mới… đang tạo ra nhiều thách thức đối với các công ty trong kế hoạch mở rộng thị trường.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ ở mức 5,7% cho năm 2016 và 2017, những thị trường mới nổi ở Châu Á tiếp tục nằm trong danh sách các nền kinh tế năng động nhất trên thế giới. Sự thu hút của những thị trường này đối với các công ty quốc tế do đó vẫn không thay đổi, hoặc thậm chí là mạnh hơn. Ở một số khu vực, xã hội phát triển dẫn đến những thay đổi lớn như số lượng người thuộc tầng lớp trung gia tăng. Đây là nhóm người có những thói quen và nhu cầu tiêu dùng hoàn toàn khác so với phần dân số còn lại và các thế hệ đi trước.
Các siêu đô thị mới cũng dần khẳng định được tầm quan trọng trong việc kết hợp với các xu hướng đô thị hóa đại chúng. Các công nghệ mới giúp đưa Internet đến các khu vực xa xôi nhất và đang tạo cơ hội cho nhiều sản phẩm lần đầu tiên có mặt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các cách thức tiếp thị và bán hàng mới mà còn tác động đến công nghệ số hóa trong cuộc sống hàng ngày thông qua xu hướng sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm hoặc thanh toán điện tử. Những nhân tố thay đổi rõ ràng này đang buộc các công ty phải nhanh chóng xem xét lại chiến lược mở rộng thị trường. Kết hợp với các nghiên cứu về ngành hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, hóa chất đặc biệt và kỹ thuật công nghệ, DKSH cũng đã rất chú trọng phân tích về những gì nên được suy xét khi xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường tại Châu Á, những tác động trực tiếp như về môi trường pháp lý cụ thể hoặc biến động tiền tệ.
Theo Tiến sĩ Joerg Wolle, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn DKSH, Châu Á đang phát triển và thay đổi nhanh chóng về xã hội, công nghệ và con người nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Đồng thời, Châu Á vẫn là động cơ tăng trưởng chính của toàn cầu. Do đó, bất cứ ai muốn thành công tại Châu Á đều cần phải liên tục thay đổi và thích ứng bằng những chiến lược tiếp thị và bán hàng phù hợp. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư mạnh hơn nữa