Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 28 - 43)

1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động

a. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn (Khả năng thanh toán hiện thời)

Khả năng thanh toán hiện thời thể hiện năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn của doanh nghiệp, biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi thành tiền, các khoản phải thu và kho, nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn, thông thường tỷ số này có giá trị lớn hơn 1 là tích cực.

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.

Tỷ lệ này còn giúp hình dung ra chu kì hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không.

Tuy nhiên phân tích tỷ số chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của công ty, vì thế các tỷ số này phải được xem xét liên tục và phải xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó như từ hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế, yếu kém trong tổ chức, quản lý của doanh nghiệp, các nguyên nhân, yếu tố trên mang tính tạm thời hay dài hạn, khả năng khắc phục của doanh nghiệp, biện pháp khắc phục có khả thi hay không.

Một vấn đề nữa khi đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp qua phân tích tỷ số là phải loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, các khoản tồn kho chậm luân chuyển trong TSLĐ của công ty. Và như vậy, hệ số thanh toán nhanh tăng không có nghĩa là khả năng thanh toán của công ty được cải thiện nếu chúng ta chưa loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, tồn kho chậm luân chuyển khi tính toán.

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đến từ các tài sản có thanh khoản cao sau khi đã loại trừ hàng tồn kho – một khoản mục có mức độ chuyển thành tiền mặt thấp. Nói cách khác, tỷ số này đo lường mối quan hệ của các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh so với nợ ngắn hạn.

Hệ số này cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Nếu hệ số này cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời, hệ số này mà nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả năng không đáp ứng được các khoản nợ trước mắt.

Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời đánh giá năng lực đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bởi các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp.

Chỉ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản có tính thanh khoản cao là tiền và các khoản tương đương tiền. Cũng như các chỉ số khả năng thanh toán khác, chỉ số này cao thể hiện khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp tốt, nhưng nếu ở mức quá cao thì sẽ làm tăng chi phí cơ hội và chi phí lưu trữ, quản lý của việc nắm giữ tiền.

Khả năng thanh toán lãi vay

Đây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ.

Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa. Khi chỉ tiêu này < 1 cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp bị phá sản.

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động Tốc độ quay vòng hàng tồn kho:

Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động, vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặt khác phải tăng được vòng quay của chúng. Tốc độ vòng quay hàng tồn kho được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: vòng quay hàng tồn kho và Số ngày vòng quay hàng tồn kho.

Chỉ tiêu hệ số vòng quay hàng tồn kho:

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của hàng tồn kho thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.

Thời gian quay vòng hàng tồn kho:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để hàng tồn kho thực hiện được một lần luân chuyển. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.

Tốc độ quay vòng nợ phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu:

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay các khoản phải thu thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Số dư bình quân các khoản phải thu được tính bắng phương pháp bình quân các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. Doanh thu thuần được tính ở đây chính là tổng doanh thu thuần của cả ba loại hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường). Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh là tốt, vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu (không phải cấp tín dụng cho khách).

Thời gian thu tiền trung bình:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để các khoản phải thu thực hiện được một lần luân chuyển. Trong nhiều trường hợp kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp chưa thể có kết luận chắc chắn, mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải trả:

Vòng quay các khoản phải trả là chỉ tiêu vừa phản ánh uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường muốn thu nợ nhanh, trả nợ chậm nên họ rất muốn kéo dài thời gian hoàn trả nợ dẫn đến hệ số trả nợ thấp. Hệ số này thấp cho thấy công ty rất có uy tín và là khách hàng tốt của nhà cung cấp nên được cho chậm trả, nhưng cũng có thể là dấu hiệuchothấy doanh nghiệp đang khó trả các khoản nợ đến hạn. Để khẳng định được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp cần phân tích chi tiết các khoản phải trả, các khách hàng cho nợ, doanh số phát sinh nợ có và tuổi nợ các khoản phải trả, đối chiếu với hợp đồng mua hàng, xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận,… để có kết luận về việc hệ số trả nợ thấp là do được cho chậm trả hay do doanh nghiệp kinh doanh yếu kém mất khả năng thanh toán các khoản nợ.

Thời gian trả nợ trung bình:

Chỉ tiêu này cho biết thời gian để doanh nghiệp thanh toán được một đồng nợ của mình. Nếu thời gian trả nợ trung bình lớn thì doanh nghiệp đang được lợi từ việc chiếm dụng vốn, tuy nhiên điều này cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đồng thời cũng chứa đựng các rủi ro về khả năng trả nợ.

Vòng quay tiền mặt là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả sử dụng và sự luân chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp. Xét trên phương diện lý thuyết thì đa phần vòng quay tiền mặt nhỏ tức là thời gian quay vòng vốn của doanh nghiệp là nhỏ thì hiệu quả sử dụng và thu hồi tiền mặt là cao và ngược lại.

Tỷ suất sinh lời trên vốn lưu động:

Tỷ suất sinh lời trên VLĐ cho biết một đồng VLĐ sử dụng trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt.

Đối với doanh nghiệp vừa kinh doanh thương mại vừa sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại sẽ cho kết quả cao hơn, trong khi đó hoạt động sản xuất sẽ thấp hơn.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp cao hay thấp.

Số lần luân chuyển VLĐ (hay số vòng quay VLĐ):

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm và cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có

hiệu quả. Vòng quay VLĐ quá thấp chứng tỏ khả năng thu hồi tiềm tàng, khả năng luân chuyển hàng hoá thấp, luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vòng quay VLĐ khác nhau đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.

Kỳ luân chuyển VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển, hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ ở trong kỳ. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. Giữa kỳ luân chuyển và số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ có quan hệ mật thiết với nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và ngược lại.

Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhiệm VLĐ):

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu VLĐ. Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng được đánh giá ở các nghành khác nhau. Đối với nghành công nghiệp nhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu rất cao. Còn đối với nghành công nghiệp nặng thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu thấp.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn cố định

Để đánh giá tình hình quản trị VCĐ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tỷ suất sinh lời trên vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định sử dụng trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng cố định càng tốt.

Đối với doanh nghiệp vừa kinh doanh thương mại vừa sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại sẽ cho kết quả cao hơn, trong khi đó hoạt động sản xuất sẽ thấp hơn.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo nên bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ cần phải được xem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, qua đó cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.

Hệ số hao mòn tài sản cố định:

Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá.

Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ (hay nói cách khác : Để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu VCĐ). Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.

1.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn Vòng quay toàn bộ vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Vòng quay toàn bộ vốn càng cao, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản – ROAE):

Chỉ tiêu này cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản. Thông thường để đánh giá, ta thường so sánh với chỉ số này của năm trước đó hoặc với các công ty có cùng quy mô trên thị trường. Chỉ số này phụ thuộc từng ngành cụ thể.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố tồn tại ngoài doanh nghiệp nhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh bao gồm:

Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nên kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính sách kinh tế của Nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thông suốt, có hiệu quả và ngược lại. Chính sách kinh tế của Nhà nước có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để tăng cường quản trị vốn kinh doanh các doanh nghiệp cần xem xét đến các chính sách kinh tế mà Nhà nước đề ra.

Đặc thù ngành kinh doanh

Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và sử dụng vốn. Đặc thù của nghành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình của nghành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn.

Thị trường và sự cạnh tranh

Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn thì Công ty sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao và ngược lại. Nhận thức được vấn đề này sẽ cho phép doanh nghiệp có biện pháp quản lý vốn kinh doanh hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)