Những nguyên nhân gây ra các hạn chế trong việc quản trị vốn kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 89 - 91)

a) Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất bản thân chính sách công nợ cho khách hàng còn có thiếu sót khi chưa xây dựng được giới hạn tín dụng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng, chính sách bán hàng đôi khi chưa đồng nhất.

Thứ hai các công ty con trong ngành thiếu thông tin về doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải và xây dựng ( đây là nhóm khách hàng mua sản lượng lớn nhưng thời hạn thanh toán lại dài), việc thu thập và xử lý thông tin về khách hàng còn hạn chế.

Thứ ba, do trình độ không đồng đều của cửa hàng trưởng tại các cửa hàng xăng dầu, việc cho khách doanh nghiệp nợ đôi khi còn mang cảm tính và để giữ chân khách hàng. Do vậy khi có rủi ro về mặt tài chính, cửa hàng trưởng và ban lãnh đạo công ty con sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thứ tư, Petrolimex dù đã đa dạng các danh mục đầu tư nhưng chưa chọn lọc dẫn đến một số lĩnh vực đầu tư thiếu hiệu quả, cũng chính vì đầu tư dàn trải mà Petrolimex không tập trung được một lượng vốn lớn để có thể tham gia vào các dự án lọc hóa dầu hay tham gia liên kết khai thác dầu khí.

b) Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, biến động của tỷ giá và giá dầu thế giới ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Hiện tại, Tập đoàn ký hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu từ các nguồn cung cấp từ nước ngoài như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,… với số lượng khá ổn định. Tuy nhiên do giá dầu trên hợp đồng vẫn biến động theo tình hình giá dầu thế giới và rất khó dự báo vì thế việc quản trị hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn giá dầu thế giới giảm liên tục trong

thời điểm cuối năm 2018 làm Tập đoàn phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất lớn.

Thứ hai, việc mở cửa nền kinh tế và đa dạng hóa thành phần kinh tế tư nhân làm số lượng các thương nhân đầu mối tăng lên nhanh chóng. Với cơ cấu gọn nhẹ và chi phí vận hành thấp, các thương nhân đầu mối cạnh tranh lôi kéo khách hàng một cách rất gay gắt. Do đó, trong một số giai đoạn các công ty trong ngành xăng dầu phải có những chính sách linh hoạt về định mức công nợ, về số ngày nợ và mức giảm giá chiết khấu cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cho thấy các yếu tố tích cực góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế chưa tốt trong việc quản trị vốn kinh doanh gây nên những rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy cần có những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản trị vốn kinh doanh để giảm thiểu bớt những ảnh hưởng xấu không đáng có với hoạt động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)