Giải pháp tăng cường quản trị các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 99 - 101)

Căn cứ: Theo số liệu phân tích, các khoản phải thu của khách hàng có giá trị lớn,

làm doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, tăng chi phí lãi vay. Bên cạnh đó chính sách công nợ với khách hàng còn một số hạn chế, phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Mục tiêu: Giảm công nợ phải thu khách hàng, tăng cường quản lý công nợ và chính

sách nợ với khách hàng, giảm thiểu công nợ quá hạn thanh toán phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Xây dựng chính sách công nợ phù hợp đối với từng nhóm khách hàng.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh Xăng dầu có hai phương thức bán hàng chủ yếu là bán lẻ và bán qua trung gian. Phương thức bán trung gian bao gồm các hình thức: bán buôn, bán đại lý, bán tổng đại lý. Đối với mỗi nhóm khách hàng của từng phương thức, cần có chính sách bán hàng phù hợp và linh hoạt với điều kiện thị trường mà sự cạnh tranh với các thương nhân đầu mối khác và cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ, quy định rõ phương thức thanh toán, thời gian trả tiền… một cách cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng phải phù hợp với chính sách và chế độ hiện hành.

Xây dựng kho dữ liệu chung về khách hàng trên hệ thống toàn ngành, về khả năng thanh toán, uy tín, quy mô…. của khách hàng. Yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Việc thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với những hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, giảm bớt được nợ dây dưa, tránh bị chiếm dụng vốn lâu. Do đó cần phải xác định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để công tác quản lý các khoản phải thu của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất.

Tiến hành phân loại từng đối tượng nợ, sau đó tổ chức ra một bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ thu hồi nợ và theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ. Đối với các khoản nợ cũ thì cần thu hồi và tiến hành dứt điểm.

Xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi:

Trên cơ sở phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan của từng khoản nợ, doanh nghiệp có các giải pháp thích hợp để nhanh chóng thu hồi tiền vốn trong thanh toán theo nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và kiên quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc sử dụng kết hợp một số giải pháp sau:

– Cơ cấu lại thời hạn nợ: doanh nghiệp có thể điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ cho khách hàng nếu doanh nghiệp đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ nhưng có thể trả nợ đầy đủ theo thời hạn nợ cơ cấu lại.

– Xóa một phần nợ cho khách hàng.

– Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng. – Bán nợ.

– Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản, tiền vốn của khách nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)