Thực trạng quản trị vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 55 - 71)

2.2.2.1. Quy mô cơ cấu vốn lưu động

Thông qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta thấy cơ cấu vốn lưu động của Tập đoàn biến động mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018. Nhưng tỷ trọng các khoản tiền, tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao.

Tỷ trọng tiền và tương đương tiền: Tỷ trọng tiền và tương đương tiền cho biết

trong 100 đồng vốn lưu động có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Tỷ trọng này càng cao thì khả năng thanh toán ngay tức thời của công ty lớn, đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ khi đến hạn, tuy nhiên tỷ trọng này quá cao thì công ty sẽ bị mất đi cơ hội đầu tư cho các lĩnh vực khác. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền của Tập đoàn có xu hướng ổn định trong năm 2015-2017 và giảm trong năm 2018. Năm 2015-2017, tỷ trọng này xấp xỉ 35% nghĩa là trong 100 đồng vốn lưu động của Tập đoàn thì 35 đồng vốn bằng tiền và tương đương tiền. Đến năm 2018 tỷ lệ này giảm xuống còn 30% do Tập đoàn chuyển các khoản tiền và tương đương tiền thành đầu tư tài chính ngắn hạn. Do đặc thù của ngành kinh doanh xăng dầu là tỷ trọng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn, hình thức thu tiền mặt là chủ yếu nên tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của Tập đoàn luôn ở mức cao.

Tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn: Tỷ trọng này cho biết trong 100 đồng vốn

lưu động có bao nhiêu đồng vốn đầu tư tài chính ngắn hạn. Tỷ trọng này tăng mạnh trong năm 2018 do Tập đoàn tận dụng nguồn tiền mặt dồi dào để gửi ngân hàng nhằm tăng lợi nhuận tài chính và ổn định cơ cấu vốn.

Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn: Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn

cho biết trong 100 đồng vốn lưu động thì có bao nhiêu đồng là các khoản phải thu ngắn hạn. Tỷ trọng này càng cao cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại. Tỷ trong này của Tập đoàn trong 4 năm không có biến động lớn do đặc thù thu tiền ngay của các khoản bán lẻ như đã nêu ở trên và Tập đoàn quản lý các khoản phải thu tương đối tốt. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2018 của Tập đoàn là do sự cạnh tranh gay gắt của

các thương nhân đầu mối, họ luôn có chính sách công nợ cho khách hành rất cao. Vì thế Tập đoàn cũng phải có định hướng định mức công nợ cho các khách hàng để giữ chân khách hàng truyền thống.

Tỷ trọng hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho cho biết trong 100 đồng vốn lưu

động thì có bao nhiều đồng hàng tồn kho. Tỷ trọng hàng tồn kho của Tập đoàn trong giai đoạn 2017-2018 ở mức xấp xỉ 30%. Giá trị hàng tồn kho của Tập đoàn phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá dầu trên thế giới và cơ chế điều hành vĩ mô của nhà nước nói chung và chính sách điều hành của Tập đoàn nói riêng trong từng thời kỳ.

Bảng 2.2. Quy mô cơ cấu vốn lưu động của Tập đàn Xăng dầu Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh giá trị So sánh tỷ lệ (%)

2018/2017 2017/2016 2016/2015 2018/2017 2017/2016 2016/2015 A. Tài sản ngắn hạn 34.578.076 40.526.371 33.376.138 30.331.267 -5.948.295 7.150.233 3.044.871 85% 121% 110% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 10.220.836 14.223.422 11.353.600 11.288.673 -4.002.586 2.869.821 64.927 72% 125% 101%

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 4.714.407 2.505.008 2.653.614 1.979.340 2.209.400 -148.606 674.274 188% 94% 134% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 7.458.601 7.462.114 6.918.360 7.060.158 -3.513 543.755 -141.798 100% 108% 98% IV. Hàng tồn kho 10.294.894 12.867.551 8.627.059 7.617.350 -2.572.657 4.240.492 1.009.709 80% 149% 113% V. Tài sản ngắn hạn khác 1.889.338 3.468.276 3.823.505 2.385.746 -1.578.938 -355.229 1.437.759 54% 91% 160%

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn lưu động của của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

29,559% 13,634% 21,570% 29,773% 5,464% Năm 2018 35,097% 6,181% 18,413% 31,751% 8,558% Năm 2017 34,017% 7,951% 20,728% 25,848% 11,456% Năm 2016 37,218% 6,526% 23,277% 25,114% 7,866% Năm 2015 I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác

2.2.2.2. Thực trạng quản trị các khoản tiền và tương đương tiền

Nội dung các khoản tiền và tương đương tiền của Tập đoàn: Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị và được sử dụng cho mục đích đáp ứng các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hay là các mục đích khác.

Theo bảng 2.4 ta thấy các khoản tiền và tương đương tiền của Tập đoàn có sự biến động lớn vào năm 2017; tăng mạnh so với năm 2016 và lại giảm mạnh trong năm 2018 ( tương ứng tăng 1.363 tỷ so với năm 2016 và giảm 1.552 tỷ trong năm 2018). Nguyên nhân cơ bản có sự biến động lớn như vậy là do tình hình sử dụng quỹ Bình ổn giá Xăng dầu BOG. Hàng tháng Tập đoàn trích và chi quỹ BOG theo các đúng quy định của nhà nước, trong những thời kỳ biến động giá lớn, Nhà nước sử dụng quỹ BOG để bình ổn giá Xăng dầu do đó số dư quỹ BOG tại tài khoản ngân hàng của Tập đoàn cũng biến động theo tình hình sử dụng quỹ BOG. Theo Báo cáo tài chính của Tập đoàn số dư quỹ BOG năm 2018 giảm 1.843 tỷ đồng so với năm 2017, và số dư BOG năm 2017 tăng 1.379 tỷ đồng so với năm 2016 là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch về khoản tiền và tương đương tiền tại Tập đoàn. Bên cạnh đó năm 2018, Tập đoàn đã chuyển một phần các khoản tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn làm các khoản tương đương tiền năm 2018 giảm và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017. Theo bảng 2.5 ta thấy tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính năm 2018 tăng mạnh so với giai đoạn năm 2015-2017.

Quy định của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về quản lý các khoản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn:

Hiện nay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam phân phối xăng dầu qua 2 kênh:

+ Kênh thứ nhất thông qua hệ thống cửa hàng do Petrolimex nắm 100% vốn (gồm đang hoạt động trên toàn quốc.

+ Kênh thứ hai bao gồm các cửa hàng bán lẻ của các đại lý và tổng đại lý mua hàng của Tập đoàn.

Các hệ thống trên đều được cung cấp đầy đủ nguồn hàng để cung cấp cho xã hội, đặc biệt là tại 2500 cửa hàng kinh doanh xăng dầu mang thương hiệu Petrolimex sẽ do Tập đoàn trực tiếp quản lý trực tiếp. Chính vì thế để đảm bảo có hiệu quả trong kinh doanh Petrolimex thực hiện chính sách tài chính điều hành vốn tập trung tại công ty mẹ Tập đoàn. Thực hiện chính sách trên, doanh thu hàng ngày từ kinh doanh xăng dầu trên cả nước đều được các ngân hàng thu trực tiếp vào cuối ngày và tự động chuyển về tài khoản của công ty mẹ. Do đó cuối ngày công ty mẹ thu được phần lớn doanh thu bán hàng trên cả nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, với những khoản tiền chưa có nhu cầu sử dụng, Petrolimex đã gửi ngân hàng với kỳ hạn thường là 1-2 tháng để thu lãi tiền gửi. Các khoản tương đương tiền của Petrolimex trong thời gian qua chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn dưới 3 tháng. Các khoản đầu tư ngắn hạn của Petrolimex chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn trên 3 tháng.

Bảng 2.3. Cơ cấu các khoản tiền và đương đương tiền

Bảng 2.4. Quy mô các khoản tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm So sánh tỷ trọng (%) 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 I. Tiền và các khoản

tương đương tiền (trđ) 10.220.836 14.223.422 11.353.600 11.288.673 68% 85% 81% 85%

II. Đầu tư tài chính

ngắn hạn (trđ) 4.714.407 2.505.008 2.653.614 1.979.340 32% 15% 19% 15%

Tổng cộng (trđ) 14.935.243 16.728.429 14.007.214 13.268.013 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

So sánh giá trị So sánh tỷ lệ (%) 2018/2017 2017/2016 2016/2015 2018/ 2017 2017/2 016 2016/ 2015 I. Tiền và các khoản

tương đương tiền

(trđ) 10.220.836 14.223.422 11.353.600 11.288.673 -4.002.586 2.869.821 64.927 72% 125% 101%

1. Tiền (trđ) 4.153.215 5.705.905 4.342.084 4.420.238 -1.552.690 1.363.821 -78.154 73% 131% 98%

2. Các khoản tương

2.2.2.3. Thực trạng quản trị các khoản phải thu ngắn hạn.

Theo bảng 2.5 về cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam:

+ Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn của Tập đoàn. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong giai đoạn từ năm 2015-2018. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng lên từ 4.955 tỷ đồng năm 2015 lên thành 7.005 tỷ đồng năm 2018. Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng cũng tăng lên từ 70,2% năm 2015 lên 93,9% năm 2018. Các khoản phải thu của Tập đoàn tăng dần trong các năm cho thấy Tập đoàn đang bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng, điều này có thể dẫn tới các rủi ro trong việc thu hồi nợ, tăng các chi phí tài chính và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể chi phí lãi vay năm 2018 sau khi bù trừ với các khoản lãi tiền gửi đã tăng rất mạnh so với năm 2017 ( tăng 199 tỷ đồng) :

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

Chi phí lãi vay (trđ) 864.679 570.685 551.519 586.069

Lãi tiền gửi lãi cho vay

(trđ) 610.190 515.204 473.134 422.254

Chênh lệch(trđ) 254.489 55.481 78.385 163.815

( Nguồn: Báo cáo tài chính TDDXDVN 2015-2018)

+ Các khoản trả trước người bán ngắn hạn: giảm dần trong giai đoạn 2015-2018. + Phải thu ngắn hạn khác: giảm mạnh của năm 2016 so với năm 2015 và ổn định trong năm 2017-2018. Nguyên nhân các khoản phải thu khác giảm mạnh trong năm 2016 là do khoản phải thu nhà nước về cổ phần hóa trị giá 1.397 tỷ đồng đã được bù trừ toàn bộ với số cổ tức nhà nước nhận được trong năm 2016.

+ Trích lập dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập cho những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán từ sáu tháng trở lên, hoặc các khoản phải thu mà người nợ khó có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự. Số trích lập dự phòng phải thu khó đòi của Tập đoàn tương đối lớn tương đương 411 tỷ năm 2018 ( năm 2015 là 412 tỷ).

* Quy định của Tập đoàn về quản lý công nợ:

+ Hội đồng quản trị ban hành quy chế quản lý công nợ của Petrolimex trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, theo dõi, đối chiếu, thu hồi và phân tích khả năng thu hồi nợ.

+ Mở đầy đủ sổ sách theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; Thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ tồn đọng, nợ phải thu khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ. Tổ chức đối chiếu xác nhận công nợ phải thu theo đúng quy định hiện hành của pháp luật và quy chế quản lý công nợ của Petrolimex.

+ Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Petrolimex phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.

+ Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi: Tổng giám đốc phải thành lập Hội đồng xử lý để xác định rõ số tiền không có khả năng thu hồi, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý. Nếu do chủ quan gây ra thì người phạm lỗi phải bồi thường. Khoản chênh lệch giữa thiệt hại và bồi thường của đương sự nếu thiếu được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi; trường hợp nếu còn thiếu thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

- Các khoản công nợ không có khả năng thu hồi có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên, Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị quyết định.

- Tổng giám đốc quyết định xử lý các khoản công nợ không có khả năng thu hồi có giá trị dưới 10 tỷ đồng và báo cáo Hội đồng quản trị kết quả xử lý.

+ Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, Petrolimex vẫn phải theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và tiếp tục tìm các giải pháp phù hợp để tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được (nếu có) hạch toán vào thu nhập khác của Petrolimex. + Petrolimex được quyền bán các khoản nợ phải thu ngoài Tập đoàn Petrolimex Việt Nam theo quy định của pháp luật gồm nợ tồn đọng, nợ phải thu khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi để thu hồi vốn. Petrolimex chỉ được bán các khoản nợ tồn đọng, nợ phải thu khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi cho tổ chức có chức năng mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho khách nợ. Nếu hệ quả doanh nghiệp bị thua lỗ, thất thoát thì người có liên quan phải bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ Petrolimex.

Bảng 2.5. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh tỷ trọng (%)

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

III. Các khoản phải thu ngắn hạn (trđ)

7.458.601 7.462.114 6.918.360 7.060.158 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng (trđ)

7.005.872 6.811.902 6.184.469 4.955.931 93,9% 91,3% 89,4% 70,2%

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn (trđ)

345.207 374.680 454.057 557.578 4,6% 5,0% 6,6% 7,9%

6. Phải thu ngắn hạn khác (trđ) 517.265 590.518 703.404 1.957.664 6,9% 7,9% 10,2% 27,7%

7. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (trđ)

-411.260 -315.788 -424.451 -412.233 -5,5% -4,2% -6,1% -5,8%

2.2.2.4. Thực trạng quản lý hàng tồn kho.

Theo bảng 2.6 hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng dần và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2017 từ 8.627 tỷ đồng lên 12.867 tỷ và giảm xuống 10.294 tỷ đồng trong năm 2018. Phân tích theo từng nhóm hàng chủ yếu như sau:

+ Hàng đi đường tăng mạnh trong năm 2017 tương ứng 2.926 tỷ đồng so với năm 2016 và giảm xuống 1.100 tỷ đồng trong năm 2018. Nguyên nhân tăng mạnh là do chính sách hàng tồn kho của Tập đoàn. Hàng đi đường chủ yếu là hàng lưu trữ tại kho ngoại quan Vân Phong và sẽ làm thủ tục nhập khẩu theo nhu cầu thực tế của Tập đoàn.

+ Hàng hóa của Tập đoàn cũng có xu hướng tăng trong năm 2017-2018, nguyên nhân chủ yếu là do giá nhập trong giai đoạn 2017-2018 tăng lên cũng với mức tăng chung của giá dầu thế giới. Đồng thời Tập đoàn có xu hướng tăng số ngày dự trữ hàng tồn kho để đảm bảo nhu cầu cung ứng trong nước do xăng dầu là mặt hàng hết sức thiết yếu và có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)