Những tồn tại trong quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 87 - 89)

Nam

Song song với những kết quả đã đã được, việc quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế cấn phải khắc phục như sau:

+ Thứ nhất giá trị các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn của Tập đoàn vẫn còn ở mức cao có tăng có sự tăng lên đáng kể qua giai đoạn 2015-2018. Điều này cho thấy một phần không nhỏ vốn của Tập đoàn đang bị khách hàng chiếm dụng. Việc bị chiếm dụng khoản vốn lớn sẽ làm thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và phải bù đắp bằng khoản vay nợ ngân hàng sẽ làm tăng gánh nặng về chi phí tài chính đối với Tập đoàn.

+ Thứ hai, các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi qua các năm không được cải thiện đáng kể. Việc phải trích lập các khoản phải thu khó đòi là do không thu hồi được tiền hàng do khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn. Qua theo dõi số liệu 4 năm cho thấy các khoản nợ quá hạn này không giảm sút do công tác thu hồi nợ chưa có nhiều kết quả. Việc khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn sẽ làm tạo ra các rủi ro về mất vốn, gây thiệt hai và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

+ Thứ ba, việc quản trị hàng tồn kho của Tập đoàn vẫn còn một số hạn chế nhất định làm cho số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong là rất lớn làm giảm lợi nhuận tương ứng.

+ Thứ tư, chưa chú trọng và có sự tính toán đến sự hiệu quả giữa vay nợ ngân hàng và gửi tiền ngắn hạn và ngân hàng khi có nguồn vốn rảnh rỗi.

+ Thứ năm, nguồn hình thành vốn kinh doanh của Petrolimex phần lớn là vốn Nhà nước, nên sức ép tạo ra sự hiệu quả trong kinh doanh chưa thực sự lớn.

+ Thứ sáu, Petrolimex mặc dù đầu tư ngoài ngành là có hiệu quả nhưng sự đầu tư còn chưa hợp lý, vẫn có những khoản đầu tư không hề liên quan đến xăng dầu hay các sản phẩm phụ trợ lọc hóa dầu. Và chính sự đầu tư này thường vào các lĩnh vực không hiệu quả gây nguy cơ mất vốn của Petrolimex. Cụ thể Tập đoàn đã góp vốn 1.078 tỷ đồng vào ngân hàng TMCP Petrolimex (40% vốn điều lệ) và 50 tỷ đồng vào ngân hàng xuất nhập khẩu eximbank nhưng 4 năm liên tiếp từ năm 2015-2018 đều không nhận được cổ tức.

+ Thứ bảy, trong khi đó Petrolimex lại chưa tham gia đầu tư vào các nhà máy lọc dầu và tham gia liên doanh, liên kết khai thác dầu khí để tạo ra sự chủ động trong hoạt

động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)