Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 86 - 87)

Thứ nhất, đã bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn góp của chủ sở hữu bao gồm 76% là vốn nhà nước. Trong giai đoạn từ 2015-2018 Tập đoàn đã liên tục vượt kế hoạch được Bộ Công Thương và Đại hội đồng cổ đông giao phó. Tỷ lệ trả cổ tức rất cao, bình quân 26% trong 4 năm, trong đó chủ yếu nộp về ngân sách nhà nước (chiếm trung bình hơn 80%). Tập đoàn đã chi ra gần 12.000 tỷ đồng tiền mặt để chi trả cổ tức cho các cổ đông.

Thứ hai, Tập đoàn đã xây dựng một hệ thống các quy định quy chế thống nhất trên toàn ngành để quản lý, phân cấp điều hành đối với tất cả các công ty đầu tư 100% vốn và các công ty con mà Tập đoàn nắm quyền kiểm soát như quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý công nợ…..

Thứ ba, Tập đoàn quản trị tiền bán hàng của khối các công ty Xăng dầu theo quy tắc tập trung, nghĩa là cuối ngày tất cả các công ty Xăng dầu sẽ nộp toàn bộ tiền hàng về công ty Mẹ thông qua hệ thống các ngân hàng. Đối với nhu cầu vốn của các công ty như nộp tiền thuế, đầu tư xây dựng cửa hàng….sẽ được Công ty Mẹ phê duyệt và đảm bảo nguồn cho các công ty. Ưu điểm của hình thức quản lý vốn tập trung này là hạn chế một cách tối đa các rủi ro về thất thoát tiền hàng tại các cửa hàng Xăng dầu. Do hệ thống các

cửa hàng là rất lớn lên đến 2.500 cửa hàng, trình độ của các công nhân xăng dầu chưa đồng đều dẫn đến nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt cho cả hệ thống.

Thứ tư, Thời gian trả nợ trung bình của Tập đoàn giảm dần cho thấy tình hình thanh toán các khoản nợ của Tập đoàn là tương đối tốt. Với nguồn tài chính lành mạnh và nguồn vốn dồi dào, Tập đoàn luôn hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán với nhà cung cấp đúng hạn ( do chủ yếu thanh toán các hợp đồng qua L/C). Trung bình kỳ hạn nợ với nhà cung cấp của Tập đoàn thường là 30 ngày, tuy nhiên do trong nợ phải trả, các khoản vay và nợ tài chính chiếm tỷ trọng khoảng 40% nên kéo dài bình quân thời gian trả nợ trung bình của tập đoàn lên. Đồng thời cũng có thể thấy tỷ trọng nợ dài hạn của Tập đoàn đang giảm xuống ( giảm 1500 tỷ đồng từ năm 2015 đến năm 2018).

Thứ năm, vòng quay vốn lưu động của Tập đoàn tăng dần qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn, chứng tỏ khả năng luân chuyển hàng hoá, luân chuyển vốn được cải thiện.

Thứ sáu, Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2015-2018 cho thấy hiểu quả sử dụng vốn cố định tăng dần, mỗi đồng vốn đầu tư cho tài sản cố định thu về doanh thu lớn hơn qua các năm.

Thứ bảy, Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn của công ty tăng dần qua các năm ( loại trừ yếu tố đột biến năm 2016) cho thấy việc sử dụng vốn kinh doanh tạo được lợi nhuận lớn hơn qua các năm. Trong bối cảnh cạnh tranh về Xăng dầu hết sức khốc liệt giữa các đầu mối như hiện nay và diễn biến phức tạp của giá dầu trên thế giới, việc bảo toàn vốn và tăng lợi nhuận và một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Tập đoàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)