Thực trạng quản trị vốn cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 71 - 76)

* Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định:

Qua bảng 2.8 cho thấy nguyên giá TSCĐ qua các năm của công ty đêu tăng lên và tăng mạnh nhất trong năm 2016 với mức tăng 2.410 tỷ đồng, năm 2017 là 1.084 tỷ đồng và năm 2018 là 1.241 tỷ đồng cho thấy hàng năm Tập đoàn đều đầu tư tăng cường mở rộng cở sở vật chất thiết bị để mở rộng hệ thống kinh doanh trên cả nước. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị TSCĐ là hệ thống nhà xưởng, vật kiến trúc bởi nguyên nhân Tập đoàn sở hữu hệ thống mạng lưới công ty con và cửa hàng xăng dầu trải khắp cả nước, với đặc thù kinh doanh xăng dầu yêu cầu đầu tư rất lớn về hệ thống kho bể, đường ống và cửa hàng nên giá trị của nhà xường vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn (40%) là điều hoàn toàn phù hợp. Tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu tài sản cố định là phương tiện vận chuyển ( chiếm khoảng hơn 35 % tổng giá trị TSCĐ). Với mục tiêu hoàn thiện chuỗi kinh doanh nên Tập đoàn rất chú trọng vào đầu tư các phương tiện vận chuyển Xăng dầu, với sản lượng hàng nhập khẩu và nhập nội địa là rất lớn ( chiếm 50% thị phần Xăng dầu Việt Nam) việc đầu tư đội tàu viễn dương, tàu ven biển và hệ thống xe bồn là thực sự cần thiết để đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh nói chung, từ vùng sâu vùng xa đến các khu thành thị, khu công nghiệp . Máy móc thiết bị của Tập đoàn chiếm tỷ trọng không lớn ( xấp xỉ 8,5%) do hệ thống máy móc cột bơm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong hệ thống cửa hàng xăng dầu nói chung.

* Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ:

Theo bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ giá trị còn lại/ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm dần qua các năm từ 50,4% năm 2015 xuống 42,8% trong năm 2018. Cũng có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ GTCL/ NG của TSCĐ hữu hình lại cao hơn so với tỷ lệ của TSCĐ hữu hình cho thấy thời gian khấu hao của các TSCĐ vô hình còn dài so với thời gian khấu hao của TSCĐ hữu hình.

* Cơ chế khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao: Khấu hao TSCĐ là một hình thức

tăng năng lực sản xuất của công ty trong những năm tiếp theo. Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với Tài sản cố định hữu hình dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với Quyết định số 491/PLX-QĐ-HĐQT ngày 7 tháng 12 năm 2011 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về việc Ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với các công ty thành viên và Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (“Thông tư 45”). Thời gian hữu dụng ước tính như sau:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc 5 – 50 năm + Máy móc, thiết bị 2 – 20 năm + Phương tiện vận chuyển 6 – 30 năm + Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 – 10 năm + Tài sản cố định khác 5 – 10 năm

* Nguyên tắc trích khấu hao: Tất cả các tài sản cố định hiện có của Petrolimex

đều phải trích khấu hao trừ một số tài sản sau:

+ Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.

+ Tài sản cố định khác do Petrolimex quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của Petrolimex (trừ tài sản cố định thuê tài chính).

+ Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của Petrolimex.

+ Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa

nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do Petrolimex đầu tư xây dựng).

Bảng 2.8. Giá trị tài sản cố định của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

(Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

Nguyên

giá Khấu hao GTCL Nguyên

giá Khấu hao GTCL Nguyên

giá Khấu hao GTCL Nguyên

giá Khấu hao GTCL

1.TSCĐ hữu hình (trđ) 30.549.815 17.461.768 13.088.047 29.308.854 15.983.139 13.325.715 28.224.171 14.472.795 13.751.376 25.813.671 12.812.544 13.001.127 Nhà xưởng, vật kiến trúc (trđ) 12.782.745 6.398.110 6.384.635 12.150.377 5.918.463 6.231.914 11.566.590 5.317.164 6.249.426 10.865.996 4.749.342 6.116.654 Máy móc, thiết bị (trđ) 3.858.051 2.576.518 1.281.533 3.721.860 2.453.430 1.268.430 3.662.625 2.290.607 1.372.018 3.343.457 2.005.618 1.337.839 Phương tiện vận chuyên (trđ) 13.341.677 8.053.978 5.287.699 12.960.740 7.248.499 5.712.241 12.488.402 6.531.693 5.956.709 11.171.270 5.778.069 5.393.201 Dụng cụ quản lý (trđ) 541.491 418.671 122.820 451.035 348.237 102.798 480.057 318.357 161.700 402.215 265.043 137.172 TSCĐ khác (trđ) 25.850 14.489 11.361 24.841 14.508 10.333 26.494 14.971 11.523 30.733 14.469 16.264 2.TSCĐ vô hình (trđ) 2.653.048 619.928 2.033.120 2.488.000 542.951 1.945.049 2.372.949 478.251 1.894.698 2.664.435 436.546 2.227.889 Tổng TSCD 33.202.863 18.081.696 15.121.167 31.796.854 16.526.090 15.270.764 30.597.120 14.951.046 15.646.074 28.478.106 13.249.090 15.229.016

Bảng 2.9. Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ

(Báo cáo tài chính kiểm toán TĐXDVN 2015-2018)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Khấu hao GTCL Khấu hao GTCL Khấu hao GTCL Khấu hao GTCL

1.TSCĐ hữu hình 57,2% 42,8% 54,5% 45,5% 51,3% 48,7% 49,6% 50,4%

Nhà xưởng, vật kiến trúc 50,1% 49,9% 48,7% 51,3% 46,0% 54,0% 43,7% 56,3%

Máy móc, thiết bị 66,8% 33,2% 65,9% 34,1% 62,5% 37,5% 60,0% 40,0%

Phương tiện vận chuyên 60,4% 39,6% 55,9% 44,1% 52,3% 47,7% 51,7% 48,3%

Dụng cụ quản lý 77,3% 22,7% 77,2% 22,8% 66,3% 33,7% 65,9% 34,1%

TSCĐ khác 56,1% 43,9% 58,4% 41,6% 56,5% 43,5% 47,1% 52,9%

2.TSCĐ vô hình 23,4% 76,6% 21,8% 78,2% 20,2% 79,8% 16,4% 83,6%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại tập đoàn xăng dầu việt nam (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)