2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn lưu động
2.3.1.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 2.10. Hệ số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh 2018/2017 2017/ 2016 2016/ 2015
Khả năng thanh toán ngắn
hạn 1,12 1,16 1,08 0,94 -0,04 0,08 0,14
Khả năng thanh toán
nhanh 0,77 0,82 0,80 0,68 -0,05 0,02 0,12
Khả năng thanh toán tức
thời 0,36 0,40 0,38 0,31 -0,04 0,02 0,08
( Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN 2015-2018)
Trong giai đoạn 2015-2018, khả năng thanh toán ngắn hạn của Tập đoàn tăng từ 2015-2017 và giảm xuống rất nhỏ trong năm 2018. Nhìn chung chỉ số thanh toán ngắn hạn của Tập đoàn ở mức xấp xỉ 1 và có xu hướng tăng lên cho thấy tổng tài sản ngắn hạn của công ty đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Một biểu hiện tốt trong chính sách tài trợ của công ty, đảm bảo khả năng an toàn trong thanh toán của Tập đoàn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tập đoàn thấp nhất vào năm 2015 ở mức 0,68 và giữ ở mức tương đối ổn định trong giai đoạn 2016-2018. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tập đoàn ở mức ổn định quanh mức 0,8 cho thấy Tập đoàn có thể thanh toán các khoản nợ bằng cách chuyển đổi nhanh chóng các tài sản ngắn hạn thành tiền.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có tại doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh khoản nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này của tập đoàn nằm ở mức độ xấp xỉ 0,4 cho thấy lượng tiền và tương đương tiền của Tập đoàn có thể ngay lập tức thanh toán 40% các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn lưu động Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh 2018/ 2017 2017/ 2016 2016/ 2015
Vòng quay các khoản phải
thu Vòng 55,26 46,90 43,98 47,08 8,35 2,93 -3,10
Thời gian thu tiền trung bình Ngày 6,61 7,78 8,30 7,75 -1,18 -0,52 0,55
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 15,37 13,16 13,41 15,08 2,22 -0,25 -1,68
Thời gian luân chuyển
kho Ngày 23,74 27,74 27,23 24,20 -4,00 0,52 3,03
Vòng quay các khoản phải trả Vòng 4,90 4,20 3,37 3,48 0,71 0,83 -0,11
Thời gian trả nợ trung bình Ngày 74,44 87,00 108,36 105,02 -12,56 -21,36 3,35
( Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN 2015-2018)
Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu của công ty có xu
hướng tăng qua các năm từ 47 vòng năm 2015 giảm còn 44 vòng năm 2016 và tăng dần lên 55,26 vòng trong năm 2018 cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ của Tập đoàn được cải thiện, doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều bởi khách hàng.
Thời gian thu tiền trung bình: Là thời gian thu hồi các khoản phải thu khách hàng
tính từ thời điểm bán hàng hóa dịch vụ cho đến khi thu được tiền mất bao nhiêu ngày. Hệ số có xu hướng giảm qua các năm tăng từ 7,75 ngày năm 2015 xuống 6,61 ngày năm 2018 cho thấy Tập đoàn đang bị khách hàng chiếm dụng vốn với thời gian ngắn hơn. Một trong những nguyên nhân làm cho ngày thu tiền bình quân của tập đoàn thấp là do tỷ trọng bán lẻ trong tổng sản lượng lớn, làm số ngày phải thu thấp hơn so với các phương thức bán khác.
Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của Tập đoàn biến động tăng giảm không đều trong các năm. Điều này là do ảnh hưởng của thị trường trong mỗi năm và chính sách kinh doanh của Tập đoàn.
mua hàng hóa đến khi dùng hết số hàng hoá đó mất bao nhiêu ngày. Tương ứng với biến động vòng quay hàng tồn kho, thời gian luân chuyển hàng tồn kho cũng tăng giảm không đều trong các năm.
Vòng quay các khoản phải trả: Vòng quay các khoản phải trả của công ty cũng có
xu hướng tăng dần qua các năm từ 3,48 vòng năm 2015 lên 4,90 vòng năm 2018 cho thấy thời gian. Thời gian trả nợ trung bình của Tập đoàn cũng giảm dần tương ứng từ 105 ngày năm 2015 xuống 74,4 ngày năm 2018. Với tình hình tài chính lành mạnh và nguồn vốn dồi dào, Tập đoàn luôn hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán với nhà cung cấp đúng hạn ( do chủ yếu thanh toán các hợp đồng qua L/C). Trung bình kỳ hạn nợ với nhà cung cấp của Tập đoàn thường là 30 ngày, tuy nhiên do trong nợ phải trả, các khoản vay và nợ tài chính chiếm tỷ trọng khoảng 40% nên kéo dài bình quân thời gian trả nợ trung bình của tập đoàn lên.
2.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động
Theo số liệu bảng 2.12:
Số vòng quay vốn lưu động năm 2018 là 63,92 vòng tăng 31,69 vòng so với năm 2017. Tương tự số vòng quay năm 2017 và 2016 cũng tăng so với năm trước đo là 9,58 và 216,21 vòng ( năm 2015 vòng quay vốn lưu động của Tập đoàn bị âm do vốn lưu động âm). Theo đó kỳ luân chuyển vốn lưu động của Tập đoàn cũng giảm từ 16,11 ngày năm 2016 xuống 5,71 ngày năm 2018. Điều này có nghĩa năm 2016, vốn lưu động của Tập đoàn luân chuyển một vòng hết 16,11 ngày đến năm 2018, luân chuyển một vòng chỉ hết 5,71 ngày cho thấy công tác quản lý vốn lưu động được cải thiện, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động từ năm 2016 -2018 của Tập đoàn biến động ở mức 2%- 3%. Điều này có ý nghĩa năm 2016 và 2018 bình quân để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì công ty phải sử dụng 0,02 đồng vốn lưu động, còn năm 2017 thì phải dùng 0,03 đồng vốn lưu động. Tỷ lệ này là rất nhỏ do giá trị vốn lưu động của Tập đoàn so với doanh thu là rất thấp.
Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty tăng dần là do vốn lưu động của Tập đoàn giảm dần trong giai đoạn 2016-2018 và doanh thu lại tăng dần. Nguyên nhân doanh thu tăng là do giá bán xăng dầu phụ thuộc vào giá cơ sở của nhà nước và có sự biến động theo giá dầu thế giới. Trong giai đoạn 2016-2018 cả sản lượng bán và giá bán bình quân của Tập đoàn đều tăng dẫn đến doanh thu thuần tăng.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VLĐ giai đoạn 2015-2018 của Tập đoàn biến động tăng giảm không đều do lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn cũng biến động không đều. Do lợi nhuận kinh doanh Xăng dầu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan nên lợi nhuận của Tập đoàn có biến động không theo xu hướng tăng giảm đều.
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá quả trị vốn lưu động
( Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN 2015-2018)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh
2018/ 2017 2017/ 2016 2016/ 2015 Doanh thu thuần triệu đồng 191.932.078 153.697.057 123.096.517 146.920.488 38.235.021 30.600.540 -23.823.971 Vốn lưu động triệu đồng 3.002.551 4.768.579 5.434.158 -759.057 -1.766.028 -665.579 6.193.215 Vốn lưu động bình quân triệu đồng 3.885.565 5.101.368 2.337.550 -2.018.079 -1.215.804 2.763.818 4.355.629
Lợi nhuận sau
thuế triệu đồng 4.048.084 3.911.663 5.147.434 3.413.632 136.422 -1.235.771 1.733.802 Vòng quay VLĐ Vòng 63,92 32,23 22,65 -193,56 31,69 9,58 216,21 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 5,71 11,32 16,11 -1,89 -5,61 -4,79 18,00 Hàm lượng VLĐ % 2% 3% 2% -1% -1% 1% 3% Tỷ suất LNST/VLĐ % 104% 77% 220% -169% 28% -144% 389%
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn cố định
Theo số liệu bảng 2.13:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng tăng lên từ 946% năm 2015 tới 1.263% năm 2018 có nghĩa là 100 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra 1.263 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định là do doanh thu thuần của Tập đoàn có xu hướng tăng dần và tài sản cố định có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Vốn cố định của Tập đoàn giảm nhẹ chủ yếu do tài sản cố định hữu hình giảm do nguyên giá đầu tư mới tài sản cố định thấp hơn khấu hao tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2018 là 591% tăng 98% so với năm 2017 tương ứng với tỷ lệ là 27%. Điều này nghĩa là nếu như năm 2018, cứ 100 đồng TSCĐ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (tính theo nguyên giá) sẽ tạo ra được 493 đồng doanh thu thuần, thì đến năm 2018, cứ 100 đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 591 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng chủ yếu là do tăng doanh thu thuần xong khi nguyên giá TSCĐ có mức tăng thấp hơn.
Hàm lượng VCĐ của công ty năm 2018 là 8% tức là để tạo ra được một đồng doanh thu thuần cần 0,08 đồng VCĐ giảm 0,02 đồng so với năm 2017 do giá trị vốn cố định của Tập đoàn rất nhỏ khi so sánh với doanh thu thuần.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định năm 2018 giảm 1,3% so với năm 2017. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định có xu hướng biến động chủ yếu do biến động lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tập đoàn tăng lên, tuy nhiên chủ yếu là do biến động doanh thu thuần của Tập đoàn. Nhìn chung vốn cố định của tập đoàn có xu hướng ổn định và giảm nhẹ qua các năm.
Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn cố định
( Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN 2015-2018)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh
2018/ 2017 2017/ 2016 2016/ 2015 Doanh thu thuần Triệu đồng 191.932.078 153.697.057 123.096.517 146.920.488 38.235.021 30.600.540 -23.823.971 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 4.048.084 3.911.663 5.147.434 3.413.632 136.422 -1.235.771 1.733.802 Vốn cố định Triệu đồng 15.195.965 15.458.419 15.437.546 15.533.227 -262.454 20.873 -95.682 Nguyên giá TSCĐ bình quân Triệu đồng 32.499.860 31.196.988 29.538.000 28.027.007 1.302.872 1.658.988 1.510.993 Hiệu suất sử dụng VCĐ % 1263% 994% 797% 946% 269% 197% -148% Hiệu suất sử dụng TSCĐ % 590,6% 492,7% 416,7% 524,2% 97,9% 75,9% -107,5% Hàm lượng VCĐ % 8% 10% 13% 11% -2% -2% 2% Tỷ suất LNST/VCĐ % 26,6% 25,3% 33,3% 22,0% 1,3% -8,0% 11,4%
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị tổng vốn kinh doanh.
Bảng 2.14. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị tổng nguồn vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 So sánh
2018/ 2017 2017/ 2016 2016/ 2015
Doanh thu thuần đồng triệu 191.932.078 153.697.057 123.096.517 146.920.488 38.235.021 30.600.540 -23.823.971 Tổng vốn nguồn
vốn
triệu
đồng 58.970.122 58.006.748 52.544.531 53.122.471 963.374 5.462.217 -577.939
Lợi nhuận sau
thuế đồng triệu 4.048.084 3.911.663 5.147.434 3.413.632 136.422 -1.235.771 1.733.802
Vòng quay toàn
bộ vốn Vòng 3,25 2,65 2,34 2,77 0,61 0,31 -0,42
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn (ROA)
% 6,9% 6,7% 9,8% 6,4% 0,1% -3,1% 3,4%
(Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN 2015-2018)
Vòng quay vốn kinh doanh của tập đoàn có xu hướng tăng từ 2,77 vòng năm 2015 lên 3,25 vòng năm 2018 chủ yếu do doanh thu thuần tăng dần trong các năm từ 2015- 2018
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn của công ty tăng đột biến trong năm 2016 do lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng đột biến so với các công ty còn lại, loại trừ yếu tố đột biến năm 2016, tỷ suất sinh lời trên vốn của Tập đoàn có xu hướng tăng dần từ 6,4% lên thành 6,9% năm 2018 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn đang được cải thiện.
2.3.4. So sánh một số chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và doanh nghiệp trong ngành dầu Việt Nam và doanh nghiệp trong ngành
Hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu tại Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex) và Tổng công ty dầu Dầu Việt Nam và 2 đơn vị chiếm thị phần lớn nhất ( hơn 70% thị phần). Các doanh nghiệp khác còn lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu chỉ chiếm thị phần rất nhỏ và có quy mô địa phương. Do đó tác giả đã tiến hành so sánh các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn kinh doanh của 2 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành mang tính đại diện về các chỉ tiêu như sau:
a) Các chỉ tiêu quản trị vốn lưu động:
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Petrolimex PV oil
Năm 2018 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017
Vòng quay VLĐ Vòng 63,92 32,23 14,20 12,08 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 5,71 11,32 25,70 30,21 Hàm lượng VLĐ - 0,02 0,03 0,08 0,08 Tỷ suất LNST/VLĐ % 1,04 0,77 0,09 0,10
(Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN, PV oil 2017-2018)
b) Các chỉ tiêu quản trị vốn cố định:
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Petrolimex PV oil
Năm 2018 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017
Hiệu suất sử dụng VCĐ % 1263% 994% 1448% 1513% Hiệu suất sử dụng TSCĐ % 591% 493% 794% 840% Hàm lượng VCĐ 0,08 0,10 0,07 0,07 Tỷ suất LNST/VCĐ % 27% 25% 9% 12%
(Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN, PV oil 2017-2018)
c) Các chỉ tiêu đánh giá quản trị tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu vị tính Đơn
Petrolimex PV oil
Năm 2018 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017
Doanh thu thuần đồng triệu 191.932.078 153.697.057 61.171.241 59.741.948 Tổng vốn nguồn
vốn đồng triệu 58.970.122 58.006.748 25.499.650 47.637.043 Lợi nhuận sau thuế đồng triệu 4.048.084 3.911.663 399.431 488.482
Vòng quay toàn bộ
vốn Vòng 3,25 2,65 2,40 1,25
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn (ROA)
% 6,9% 6,7% 1,6% 1,0%
(Nguồn: Tác giá tính toán theo BCTC TĐXDVN, PV oil 2017-2018)
Theo số liệu tính toán cho thấy các chỉ số đánh giá về quản trị vốn của Tập đoàn Xăng dầu đều vượt trội hơn so với Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil).
+ Đối với các chỉ tiêu về quản trị vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động của Petrolimex tương đương 450% của PV Oil, tương đương với kỳ luân chuyển vốn lưu động của Petrolimex cũng thấp hơn nhiều so với PV-Oil. Đồng thời với Petrolimex cứ 100 đồng vốn lưu động thì tạo ra 1,04 đồng lợi nhuận sau thuế trong khi đó PV Oil chỉ tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận
+ Đối với các chỉ tiêu về quản trị vốn cố định: Hiệu suất sử dụng VCĐ và TSCĐ của PV Oil đang cao hơn Petrolimex, tuy nhiên Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ VCĐ lại thấp hơn hẳn. Trong 100 đ vốn cố định của Petrolmex tạo ra 27 đồng lợi nhuận nhưng PV Oil chỉ tạo ra được 9 đồng lợi nhuận
+ Đối với các chỉ tiêu quản trị tổng vốn kinh doanh: Vòng quay toàn bộ vốn của Petrolimex cao hơn 1,35 lần so với PV Oil . Bên cạnh đó tỷ suất sinh lời trên tổng vốn của Petrolimex cao hơn 4,3 lần so với PV Oil cho thấy Petrolimex đang sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả hơn PV Oil và với cùng một số vốn kinh doanh, Petrolimex đang tạo ra lợi nhuận cao hơn nhiều so với PV Oil.
2.4. Nhận xét chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Việt Nam
Trải qua suốt chặng đường hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sau khi cổ phần
hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế đa sở hữu, Petrolimex tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong phát triển mạng lưới với hơn 2.500 cửa hàng xăng dầu trực thuộc sở hữu và gần 3.000 đại lý trải dài khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp. Có thể nói, với lộ trình tái cấu trúc của Petrolimex thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, đến ngày hôm nay, Petrolimex đã trở thành Tập đoàn lớn mạnh, bền vững về tài chính, hình thành hệ thống kinh doanh hoạt động hiệu quả theo các nhóm ngành nghề đặc thù,