Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu của Luận văn

1.3.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Về nguyên tắc, chủ thể kinh doanh có thể sử dụng bất kỳ phƣơng tiện cạnh tranh hợp pháp nào để đạt đƣợc lợi thế trong kinh doanh. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh của mình diễn ra thuận lợi bằng cách gây rối, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thì bị coi là bất hợp pháp.

Điều 44 Luật Cạnh tranh quy định: “Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp, hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó trong từng lĩnh vực kinh doanh có liên quan, cũng có thể có quy định bổ sung về gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể là bất kể các hành vi trực tiếp hay gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Về bản chất, hành vi gây rối hoạt động của bất kỳ chủ thể nào trong xã hội luôn luôn mang bản chất là hành vi xấu. Hành vi này đƣợc tiến hành nhằm vào doanh nghiệp nào đó với mục đích cạnh tranh mới đƣợc coi là cạnh tranh không lành mạnh. Chẳng hạn nhƣ hành vi phá rối tại cơ sở kinh doanh, gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc, làm trục trặc nguồn điện năng phục vụ kinh doanh, thiết kế, sắp đặt chƣớng ngại vật ...tại địa điểm, cơ sở kinh doanh của đối thủ cạnh tranh đều có thể bị coi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Về hình thức biểu hiện và tính chất của hành vi này là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác cũng là chiến lƣợc ngăn cản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Theo quy định của Luật Cạnh tranh Hoa Kỳ thì không chia nhỏ ba hành vi mà nó quy định gộp cả hai hành vi ép buộc trong kinh doanh vào gây rối hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên Luật Cạnh tranh Việt Nam đã quy định tách biệt 3

hành vi ra thành những hành vi khác nhau thể hiện ở chỗ: Nếu ép buộc trong kinh doanh sử dụng các thủ đoạn có tính chất côn đồ với khách hàng, với đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác; nếu gièm pha là việc sử dụng các thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác thì gây rối hoạt động kinh doanh là sử dụng bất cứ công cụ nào ngoài những thủ đoạn nói trên, thì hành vi gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác có thể đƣợc biểu hiện dƣới hai hình thức:

Thứ nhất, là hành vi nhằm cản trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, Hành vi này đƣợc biểu hiện dƣới hình thức nhƣ tác động trực tiếp tới nguồn cung cấp nguyên liệu, cản trở việc tiêu thụ hàng hóa…

Thứ hai, những hành vi làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi này biểu hiện dƣới những cách thức nhƣ dụ dỗ, mua chuộc cán bộ, công nhân viên kỹ thuật có trình độ cao của doanh nghiệp cạnh tranh thôi việc để sang doanh nghiệp mình làm với mức lƣơng cao hơn, kích động, xúi giục công nhân doanh nghiệp cạnh tranh đình công, bãi công…

Nhìn chung gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi có mục đích xấu trong cạnh tranh. Điều kiện áp dụng đối với hành vi này là:

Chủ thể tiến hành hành vi là doanh nghiệp (trên thực tế, doanh nghiệp có thể chỉ là chủ mƣu, ngƣời thực hiện là ngƣời giúp sức hoặc theo sự thỏa thuận).

Chủ thể bị gây rối cũng là doanh nghiệp, doanh nghiệp này không nhất thiết cùng trong quan hệ cạnh tranh với doanh nghiệp tiến hành hành vi (do bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh không nhất thiết phải xét đến hàng hóa, dịch vụ trong thị trƣờng liên quan.

Hành vi gây rối không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thƣờng, nhằm gây rối, cản trở hoặc phá hoại hoạt động kinh doanh bình thƣờng của doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)