Phân biệt đối xử của hiệp hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của Luận văn

1.3.8. Phân biệt đối xử của hiệp hội

Việc thành lập các hiệp hội nhằm liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập trong ngành hoặc nghề là nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại, tạo ra những sức mạnh chung để hỗ trợ phát triển kỹ thuật, phát triển thị trƣờng và đầu tƣ trong ngành nghề đó.

Hiệp hội dƣới giác độ của Luật Cạnh tranh đƣợc hiểu là những tổ chức đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện của các doanh nghiệp thành viên có cùng chung những mục đích cũng nhƣ lợi ích mà các doanh nghiệp riêng lẻ trong quá trình hoạt động không thể đạt đƣợc. Hiệp hội cũng là nơi cung cấp những thông tin hữu ích về

các lĩnh vực trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, nơi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, đồng thời hiệp hội cũng là tổ chức điều phối các hoạt động của thành viên. Hiệp hội cũng có thể thực hiện nhiều chức năng khách nhau theo tôn chỉ và mục đích của chúng. Thông qua một hoạt động có tính quản lý chung, hiệp hội có một số hành vi mang tính quản lý, ấn định các quy tắc, tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, phân chia thị trƣờng...trong sản xuất, kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng. Hiệp hội cũng là nơi, nguyên nhân dẫn đến những hoạt động mang tính cạnh tranh không lành mạnh, nếu hiệp hội từ chối việc gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội của các doanh nghiệp có đủ điều kiện mà từ chối mang tính phân biệt.

Với những đặc điểm riêng về hoạt động của hiệp hội và hậu quả mang tính bất lợi cho doanh nghiệp có liên quan. Điều 47 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định cấm hiệp hội nghành nghề thực hiện các hành vi sau đây:

- Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh.

- Hạn chế bất hợp lý trong hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên. Việc hiệp hội đƣa ra bất kỳ chính sách nào hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Xem xét trong mối tƣơng quan với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác đƣợc quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 thì hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội của hành vi cạnh tranh không lành mạnh không có hiệp hội (khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004). Mà tính chất của hành vi này là hoạt động tập thể chứ không phải nhằm vào một đối tƣợng cụ thể. Vậy phải chăng nên xếp hành vi này vào nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)