Thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 39 - 40)

6. Kết cấu của Luận văn

2.1.1. Thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về cạnh tranh, theo quy định của Luật Cạnh tranh có hai cơ quan là cơ quan quản lý cạnh tranh và hội đồng cạnh tranh.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là Cục CT&BVNTD. Theo Điều 1 Nghị định 06/2006/NĐ-CP: “Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ thương mại, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp”. Theo khoản 2 Điều 49 Luật Cạnh tranh 2004, cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;

2- Thụ lý hồ sơ đề nghị hƣởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trƣởng Bộ thƣơng mại quyết định hoặc trình Thủ trƣớng chính phủ quyết định;

3- Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

4- Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh; 5- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào các quy định của Luật này thì có một vấn đề đáng lƣu ý là nếu theo mục 3 và mục 4 trên đây, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ có thẩm quyền xem xét và xử lý cả các vụ việc liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh và thậm chí còn có thẩm quyền xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhƣ vậy Cục CT&BVNTD vừa là cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về

cạnh tranh, điều tiết cạnh tranh trên thị trƣờng, đồng thời là cơ quan Tƣ pháp, cơ quan xét xử đặc biệt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc giải quyết bởi ban điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thẩm quyền của Cục CT&BVNTD thể hiện trọng tâm ở hoạt động điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan tới hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả việc xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Về bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi nhằm vào một hoặc một số đối thủ cạnh tranh nào đó mà không ảnh hƣởng trong phạm vi rộng lớn của thị trƣờng. Hậu quả của hành vi này thông thƣờng chỉ xảy ra với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, chế tài áp dụng đối với hành vi này thƣờng là đình chỉ hành vi và bồi thƣờng thiệt hại (nếu có). Tuy nhiên, thẩm quyền xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam lại không bao gồm bồi thƣờng thiệt hại xảy ra với các bên liên quan.

Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cảnh báo, tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh, buộc cải chính công khai, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi khác vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)